- Sở tài chính Phòng TC – KH huyện
b) Về chi NSĐP
Phân cấp nhiệm vụ chi còn tập trung khá cao ở ngân sách cấp tỉnh, đã làm hạn chế tính chủ động, linh hoạt của chính quyền cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Quy định phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội nhưng hiện nay phân cấp quản lý kinh tế xã hội đối với một số nhiệm vụ, lĩnh vực còn chưa rõ ràng, cụ thể hoặc còn chồng chéo giữa các cấp hoặc phân cấp không hợp lý dẫn đến khó khăn trong phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách. Về nguyên tắc, mỗi cấp chính quyền quản lý cái gì thì có nhiệm vụ chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ quản lý ấy. Trên thực tế thì nhiều nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội là của cấp dưới nhưng kinh phí thì vẫn để ở cấp trên để khi cần chi thì cấp dưới phải đi xin cấp kinh phí từ cấp trên. Hoặc có khi nhiệm vụ quản lý là của cấp trên (và theo đó nhiệm vụ chi là của cấp trên) nhưng cấp trên lại không cấp kinh phí mà giao cho cấp dưới chi để thực hiện. - Luật NSNN cho phép cấp tỉnh được quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách trực thuộc (huyện, xã), nhưng mặt khác lại phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng cho thị xã, thành phố thuộc tỉnh nên đã phần nào hạn chế quyền chủ động của chính quyền cấp tỉnh. Việc khống chế các tỷ lệ cứng đối với chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ… đã gây khó khăn cho các địa phương trong bố trí, sử dụng nguồn kinh phí cho hai lĩnh vực này. Ngoài ra, Luật cũng chưa quy định trách nhiệm chi ngân sách của các tỉnh đối với những công trình có tính liên vùng, liên khu vực.
Luật NSNN quy định HĐND cấp tỉnh được quyết định chế độ chi ngân sách phù hợp với đặc điểm thực tế của địa phương, riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp trước khi quyết định phải có ý kiến của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Thực tế triển khai cho thấy, một số nội dung chi có tính chất là trợ cấp nhưng để linh hoạt, không lạc hậu trong bối cảnh mức lương tối thiểu (cơ sở) thay đổi hàng năm như hiện nay thì cũng cần quy định ngay trong Luật NSNN để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 HĐND tự quyết định mức trợ cấp thích hợp (là số tuyệt đối hay hệ số theo mức lương tối thiểu) miễn là trong khả năng cân đối NSĐP, việc xin ý kiến Bộ chuyên ngành đối với các trường hợp này chỉ là hình thức. Hoặc có những chế độ chi Chính phủ giao các Bộ hướng dẫn khung, HĐND quyết định mức chi cụ thể, nhưng do các Bộ chưa hướng dẫn, hướng dẫn chậm nên HĐND cũng không thể tự quyết định dù là cần thiết đối với địa phương.
Bảng 4.18 Đánh giá của cán bộ quản lý tài chính các cấp về những tồn tại trong phân cấp chi NSĐP tỉnh Hưng Yên những năm qua
TT Nội dung
Tốt Chưa tốt
SL % SL %
1
Tính phù hợp trong phân cấp nhiệm vụ chi NSĐP và phân cấp quản lý kinh tế xã hội
20 60.61 13 39.39
2
Tính phù hợp so với việc cung cấp các hàng hóa dịch vụ công cộng ở địa phương