4 Kế toán trưởng phòng TC-KH các
4.1.2. Thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSĐP trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
4.1.2.1. Thời kỳổn định ngân sách 2007-2010 a) Hệ thống quy định pháp lý của địa phương
Thực hiện Luật NSNN ngày 16/12/2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật NSNN; Thông tư hướng dẫn số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã ban hành những cơ chế chính sách trong phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSĐP, cụ thể như sau:
Nghị quyết số 78/2006/NQ-HĐND ngày 19/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa XIV - kỳ họp thứ 6 về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương.
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đảm bảo ngân sách cấp tỉnh giữ vai trò chủ đạo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của tỉnh, đồng thời có khả năng điều hòa các nguồn lực tài chính ngân sách trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo cân đối giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách, phù hợp với phân cấp của Trung Ương cho địa phương theo hướng tăng cường phân cấp cho cấp dưới để chủ động thực hiện nhiệm vụ của cấp mình, hạn chế số bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương và ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời kỳ ổn định là 4 năm (từ năm 2007 -2010). HĐND tỉnh quyết định điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới cho phù hợp với thời kỳ ổn định mới.
b)Kết quả thực hiện qua các năm thời kỳổn định ngân sách năm 2007-2010
* Kết quả thực hiện thu NSĐP:
Trên thực tế, tại tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2007-2010 kết quả thực hiện thu NSĐP có tốc độ tăng khá cao, kết quả thế hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
Bảng 4.4: Tổng hợp thu ngân sách các cấp địa phương giai đoạn 2007-2010
Nội dung TH 2007 (Tr.đ) TH 2008 (Tr.đ) TH 2009 (Tr.đ) TH 2010 (Tr.đ) So sánh (%) 08/07 09/08 10/09 BQ Tổng thu NSĐP 2.625.512 3.664.177 4.654.985 6.134.830 139,56 127,04 131,79 132,70 1. Thu ngân sách cấp tỉnh 1.588.392 2.188.341 2.590.846 3.362.789 137,77 118,39 129,80 128,40 2. Thu ngân sách cấp huyện 707.019 1.045.023 1.453.008 1.927.198 147,81 139,04 132,64 139,69 3. Thu ngân sách cấp xã 330.101 430.813 611.131 844.843 130,51 141,86 138,24 136,79
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 Căn cứ kết quả thực hiện qua các năm, nguồn thu ngân sách cấp tỉnh được hưởng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSĐP (54,81% - 60,50%); nguồn thu ngân sách cấp huyện được hưởng ở mức (26,93% - 31,41%); nguồn thu ngân sách cấp xã được hưởng ở mức (11,76% - 13,77%) so với tổng thu NSĐP được hưởng. Nguồn thu ngân sách cấp tỉnh có tỷ trọng cao so với tổng thu NSĐP, tỷ trọng giảm dần qua các năm. Điều này được thể hiện ở biểu đồ 4.1
60.50 59.72 55.66 54.8126.93 28.52 31.21 31.41 26.93 28.52 31.21 31.41 12.57 11.76 13.13 13.77 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 2010 Thu ngân sách cấp xã Thu ngân sách cấp huyện Thu ngân sách cấp tỉnh
Biển đồ 4.1 Tỷ trọng thu NS trong tổng thu NSĐP được hưởng tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007-2010
(Nguồn: Sở Tài chính Hưng Yên)
Với tỷ trọng thu ngân sách các cấp được hưởng như trên, có thể thấy rằng nguồn thu ngân sách cấp tỉnh là tương đối lớn. Đây là vấn đề cần được xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra những chính sách phù hợp. Mặt khác, số thu ngân sách cấp huyện, xã được hưởng phân bổ không đồng đều trên các địa bàn, mà tập trung chủ yếu vào Thị xã Hưng Yên và một số huyện, xã có vị trí địa lý thuận lợi.
Kết quả thực hiện thu NSĐP ở một số lĩnh vực trong thời kỳ ổn định ngân sách năm 2007-2010 phản ánh thu NSĐP trên địa bàn hàng năm cũng có tốc độ tăng khá cao. Năm 2008 tăng 36,07% so với năm 2007; năm 2009 tăng 20,32% so với năm 2008; năm 2010 tăng 38,90% so với năm 2009. Điều này đồng nghĩa với nguồn thu NSĐP được hưởng hàng năm cũng được tăng lên đáng kể, tạo điều kiện cho địa phương có thêm nguồn kinh phí để bố trí cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Kết quả thu NSĐP trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hàng năm trên từng lĩnh vực được nêu ở bảng 4.5.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46
Bảng 4.5: Tổng hợp thu NSNN theo một số lĩnh vực giai đoạn 2007-2010
TT Nội dung TH 2007 (Tr.đ) TH 2008 (Tr.đ) TH 2009 (Tr.đ) TH 2010 (Tr.đ) So sánh (%) 08/07 09/08 10/09 BQ Thu NSNN trên địa bàn 1.615.662 2.198.391 2.645.065 3.674.044 136,07 120,32 138,90 131,50 I Các khoản thu cân đối 1.443.878 1.999.682 2.409.460 3.349.771 138,49 120,49 139,03 132.38
1 Thu từ SXKD trong nước 909.879 1.399.580 1.795.444 2.475.052 153,82 128,28 137,85 139,59 2 Thu XNK 533.999 600.102 614.016 874.719 112,38 102,32 142,46 117,88