Các khoản thu để lại đơn vị ch

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 56 - 61)

quản lý qua NSNN 171.784 198.709 235.605 324.273 115,67 118,57 137,63 123,59

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 Thu từ SXKD trong nước hàng năm tăng khá, nguyên nhân chủ yếu nhờ thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng khá cao. Thu từ SXKD trong nước năm 2008 đạt 1.399.580 triệu đồng (tăng 53,82% so với năm 2007); năm 2009 đạt 1.795.444 triệu đồng (tăng 28,28% so với năm 2008); năm 2010 đạt 2.475.052 triệu đồng (tăng 37,85% so với năm 2009).

Thu xuất nhập khẩu, thu quản lý qua NSNN hàng năm đều tăng. Thu xuất nhập khẩu năm 2008 đạt 600.102 triệu đồng (tăng 12,38% so với năm 2007); năm 2009 đạt 614.016 triệu đồng (tăng 2,32% so với năm 2008); năm 2010 đạt 874.719 triệu đồng (tăng 42,46% so với năm 2009).

* Kết quả thực hiện chi NSĐP:

Cùng với thu NSĐP hàng năm tăng đều, chi NSĐP được đảm bảo về nguồn và mức tăng khá. Số liệu được thể hiện ở bảng 4.6. Từ số liệu về tình hình chi NSĐP ở bảng số liệu cho thấy số chi tăng nhanh qua các năm. Cụ thể: Năm 2007 chi NSĐP đạt 2.468.881 triệu đồng. Năm 2008 chi NSĐP đạt 3.244.184 triệu đồng, tăng 775.303 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng 31,40%) so với năm 2007. Năm 2009 chi NSĐP đạt 4.332.898 triệu đồng, tăng 1.088.714 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng 33,56%) so với năm 2008. Năm 2010 chi NSĐP đạt 5.805.085 triệu đồng, tăng 1.472.187 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng 33,98%) so với năm 2009.

Khi xét đến tỷ trọng, quy mô chi từng cấp ngân sách cho thấy, nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp tỉnh là chủ yếu. Nếu năm 2007 tổng chi NSĐP là 2.468.881 triệu đồng thì chi ngân sách cấp tỉnh là 1.565.518 triệu đồng; năm 2010 tổng chi NSĐP là 5.805.085 triệu đồng thì chi ngân sách cấp tỉnh là 3.329.486 triệu đồng. Ngược lại, chi ngân sách cấp huyện và chi ngân sách cấp xã còn thấp, năm 2010 chi ngân sách cấp huyện là 1.797.828 triệu đồng, chi ngân sách cấp xã là 677.771 triệu đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

Bảng 4.6: Tổng hợp chi ngân sách các cấp địa phương giai đoạn 2007-2010

Nội dung TH 2007 (Tr.đ) TH 2008 (Tr.đ) TH 2009 (Tr.đ) TH 2010 (Tr.đ) So sánh (%) 08/07 09/08 10/09 BQ Tổng chi NSĐP 2.468.881 3.244.184 4.332.898 5.805.085 131,40 133,56 133,98 132,98 1. Chi ngân sách cấp tỉnh 1.565.518 1.996.821 2.561.503 3.329.486 127,55 128,28 129,98 128,60

2. Chi ngân sách cấp huyện 654.725 915.725 1.304.369 1.797.828 139,86 142,44 137,83 140,03

3. Chi ngân sách cấp xã 248.638 331.638 467.026 677.771 133,38 140,82 145,12 139,69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 63.41 61.55 59.12 57.35 26.52 28.23 30.10 30.97 10.07 10.22 10.78 11.68 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 2010 Chi ngân sách cấp xã Chi ngân sách cấp huyện Chi ngân sách cấp tỉnh

Biểu đồ 4.2 Tỷ trọng chi ngân sách các cấp địa phương

giai đoạn 2007-2010

(Nguồn: Sở Tài chính Hưng Yên)

Qua biểu đồ trên cho thấy, chi ngân sách cấp tỉnh chiếm khoảng 60% tổng chi NSĐP. Kết quả sau 4 năm thực hiện thì chi ngân sách cấp tỉnh có sự giảm nhẹ, từ 63,41% năm 2007 giảm xuống 61,55% năm 2008, giảm xuống 59,12% năm 2009, giảm xuống 57,35% năm 2010. Trong khi đó, chi ngân sách cấp huyện và chi ngân sách cấp xã tăng nhẹ, ngân sách cấp huyện giao động từ (26,52% - 30,97%), ngân sách cấp xã giao động từ (10,07% - 11,68%). Ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã có sự tăng nhẹ qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi NSĐP. Điều này chứng tỏ, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương có sự chuyển biến tăng dần tỷ trọng cho ngân sách cấp dưới nhưng vẫn còn sự chênh lệch khá lớn, vẫn tập trung nhiều nhiệm vụ chi thuộc về ngân sách cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ chi NSĐP hàng năm theo từng lĩnh vực chi được thể hiện ở bảng 4.7. Chi NSĐP hàng năm đều tăng. Năm 2008 chi đầu tư phát triển là 502.664 triệu đồng, tăng 20,48%; chi thường xuyên là 1.109.128 triệu đồng, tăng 17,62% so với năm 2007. Năm 2009 chi đầu tư phát triển là 750.735 triệu đồng, tăng 49,35%; chi thường xuyên là 1.551.242 triệu đồng, tăng 39,86% so với năm 2008. Năm 2010 chi đầu tư phát triển là 918.976 triệu đồng, tăng 22,41%; chi thường xuyên là 2.077.398 triệu đồng, tăng 33,92% so với năm 2009. Điều này cho thấy, trong quá trình điều hành ngân sách, địa phương đã quan tâm và ưu tiên dành các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, thực hiện các mục tiêu dài hạn cho phát triển KT-XH của địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 Bảng 4.7: Tổng hợp chi NSĐP giai đoạn 2007-2010 TT Nội dung TH 2007 (Tr.đ) TH 2008 (Tr.đ) TH 2009 (Tr.đ) TH 2010 (Tr.đ) So sánh (%) 08/07 09/08 10/09 BQ Tổng chi NSĐP 2.468.880 3.244.184 4.332.898 5.805.085 131,40 133,56 133,98 132,98 1 Chi đầu tư phát triển 417.206 502.664 750.735 918.976 120,48 149,35 122,41 130,11 2 Chi trả nợ gốc, lãi huy động đầu tư 20.000 15.000 15.000 25.000 75,00 100,00 166,67 107,72 3 Chi thường xuyên 942.972 1.109.128 1.551.242 2.077.398 117,62 139,86 133,92 130,12 4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.000 1.500 2.000 2.000 150,00 133,33 100,00 125,99 5 Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 571.136 840.131 1.007.099 1.289.094 147,10 119,87 128,00 131,17 6 Chi chuyển nguồn sang năm sau 322.167 598.143 794.807 1.174.783 185,66 132,88 147,81 153,92 7 Chi Chương trình MTQG 24.017 50.578 83.828 84.389 210,59 165,74 100,67 152,03 8 Chi từ nguồn thu để lại QLQNS 170.382 127.040 128.187 233.445 74,56 100,90 182,11 111,06

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới hàng năm đều tăng, chiếm tỷ trọng so với tổng chi NSĐP tương đối lớn (22,21%-25,90%). Điều này chứng tỏ việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương còn có sự chênh lệch, chưa hợp lý.

Bảng 4.8: Cơ cấu chi ngân sách của các cấp ngân sách địa phương

(Tính bình quân giai đoạn 2007-2010)

TT Nội dung Giai đoạn 2007-2010 (%) Nội dung Giai đoạn 2007-2010 (%) Ngân sách cấp tỉnh Ngân sách cấp huyện Ngân sách cấp xã Tổng chi NSĐP 57,67 29,52 12,81

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 56 - 61)