PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 117 - 118)

- Sở tài chính Phòng TC – KH huyện

3 Nâng cao tính tự chủ, tự quyết

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Phân cấp quản lý NSNN và NSĐP là một hoạt động thiết yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính khan hiếm của quốc gia và phân bổ nguồn ngân sách hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển hài hoà về kinh tế xã hội. Nghiên cứu công tác phân cấp quản lý ngân sách là việc làm cần thiết nhằm tìm ra các hạn chế, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động phân cấp quản lý ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN. Hưng Yên là một trong những tỉnh còn nghèo, vì thế việc quản lý phân bổ chi tiêu NSNN hợp lý, hiệu quả rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nhằm đạt được mục tiêu này việc nghiên cứu công tác phân cấp quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa quan trọng.

2. Trong 3 năm gần đây, hàng năm tỉnh Hưng Yên thu khoảng gần 10.000 tỷ đồng NSĐP; trong đó nguồn thu ngân sách cấp tỉnh chiếm tỷ trọng cao trên 55% tổng thu NSĐP của tỉnh, nguồn thu ngân sách cấp huyện chiếm trên 30% và nguồn thu ngân sách cấp xã chiếm khoảng 11%. Cùng với đó, mỗi năm tỉnh Hưng Yên chi tiêu ngân sách hơn 9.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong đó là chi tiêu ngân sách cấp tỉnh (chiếm trên 57% năm 2013). Công tác phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh đã có những bước tiến mới. Hưng Yên đã phân định được nguồn thu, nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách; tăng cường và đề cao vai trò của chính quyền cấp dưới trong việc điều hành và quản lý NSĐP trên địa bàn, tỷ trọng thu, chi ngân sách trong tỉnh đang dần chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng NSĐP cho cấp dưới, và giảm tỷ trọng của cấp tỉnh. Bên cạnh đó, công tác quyết toán đã dần đi vào nề nếp với chất lượng ngày càng được nâng cao hơn. Tuy nhiên phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định như: sự quyết định dự toán, điều chỉnh dự toán và quyết toán NSĐP ở các cấp từ TW đến ĐP còn trùng lặp về thẩm quyền quyết định, tỷ lệ phân cấp thu - chi ngân sách chưa giúp điều hòa sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các huyện, xã trong tỉnh,…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 108 3. Nghiên cứu đã tìm ra và phân tích các nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong công tác phân cấp quản lý NS trên địa tỉnh Hưng Yên. Đó là những nguyên nhân: hệ thống tiêu chuẩn, định mức cho NSĐP do TW ban hành không còn phù hợp, hiệu quả hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách địa phương chưa cao,.... Từ đó, đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác phân cấp quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh dựa trên cơ sở phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2015-2020. Các giải pháp cụ thể như: cho phép thực hiện kế hoạch chi tiêu trung và dài hạn; hoàn thiện quy trình lập và duyệt dự toán, quyết toán ngân sách, phân định rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp,…

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)