Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Việt Hưng Phát (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG PHÁT

2.3.3. Những hạn chế còn tồn tại

Trong bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Việt Hưng Phát, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong 3 năm qua thì vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế làm giảm hiệu quả kinh doanh chung của công ty.

2.3.3.1. Tăng trưởng âm

Có thể dễ dàng nhận thấy trong những năm vừa qua công ty không thể tăng trưởng về quy mô và doanh thu, thậm chí kết quả kinh doanh ngày càng kém đi, năm sau doanh thu thấp hơn năm trước. Mặc dù ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã rất cố gắng nỗ lực trong việc vực dây công ty nhưng vẫn không thể giúp công ty đi ngược xu hướng chung của ngành.

Tỷ suất lợi nhuận của công ty cũng thấp và giảm dần qua các năm. Sức sinh lời của vốn lưu động, vốn cố định và vốn chủ sở hữu đều giảm trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2011.

Lý giải cho sự tăng trưởng âm này có nhiều nguyên nhân khách quan, cũng như chủ quan từ phía công ty. Các yếu tố bên ngoài như sức khoẻ của nền kinh tế, xu hướng phát triển của ngành, thị trường bất động sản đóng băng, tỷ giá hối đoái điều chỉnh tăng, lượng cầu giảm mạnh do các khách hàng không đủ khả năng nâng cấp mở rộng nhà xưởng… là những nguyên nhân chính, tác động mạnh mẽ khiến hiệu quả kinh doanh của công ty đi xuống nghiêm trọng. Các vật liệu thép và tôn phục vụ cho việc sản xuất chủ yếu vẫn là hàng nhập ngoại làm cho chi phí cao, dẫn tới giá thành sản xuất cao, công ty khó cạnh tranh trong điều kiện kinh tế hiện nay.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nội bộ công ty cũng đã có những bước đi không thực sự hợp lý, trực tiếp hoặc gián tiếp làm giảm hiệu quả kinh doanh, như: cơ cấu nguồn nhân lực điều chỉnh không hợp lý trong năm 2010 làm giảm mạnh hiệu suất sử dụng lao động, chậm trễ trong việc thay đổi nguồn nguyên liệu và chính sách duy trì vẫn ở mức cao làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Hoạt động tuyên truyền quảng cáo không được quan tâm đúng mức, mỗi năm chỉ được cấp một lượng kinh phí tương đối ít dẫn đến tình trạng nếu tập trung quảng cáo ở lĩnh vực hay thị trường này thì phải giảm tần suất xuất hiện ở nơi khác, khiến hiệu quả đạt được không đồng đều. Cơ chế dự trữ không hiệu quả khiến cho hoạt động sản xuất không ổn định, quá lệ thuộc vào nguồn vật tư các các đối tác.

Việc quay vòng toàn bộ vốn và quá trình tái sản xuất còn diễn ra quá chậm, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vòng quay vốn lưu động của công ty rất chậm, thường thì gần một năm mới có thể quay được một vòng, năm 2011 công ty đã không thể quay vòng vốn trong một năm.

2.3.3.2. Hạn chế về cơ cấu tổ chức

Những mặt bất hợp lý còn tồn tại trong cơ cấu tổ chức của công ty đã khiến hiệu quả công việc đạt được không cao. Ví dụ như phòng tổ chức kế hoạch của công ty ngoài nhiệm vụ điều hành các hoạt động còn phải chủ trì việc soản thảo các kế hoạch kinh doanh, quản lý nhân lực, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các phòng ban… Phòng kinh doanh thì ngoài nhiệm vụ kinh doanh chính còn đảm nhiệm cả khâu nghiên cứu marketing của công ty. Trong khi phòng tài chính – kế toán công việc lại ít hơn vì mạng hoạt động tài chính của công ty chưa có nhiều. Chỉ đơn cử như bộ phận nhân lực ở các doanh nghiệp khác có một phòng ban riêng phụ trách, thì ở Việt Hưng Phát chỉ do 3 nhân viên thuộc phòng tổ chức kế hoạch đảm nhậm, các nhân viên này còn phải kiêm nhiệm các công việc khác tuỳ theo yêu cầu công việc.

Chính vì một phòng ban trong công ty phải kiêm nhiệm khá nhiều công việc mà đáng lẽ phải có bộ phận chuyên trách, nên hiệu quả công việc của từng phòng ban không thực sự cao, nó cũng làm cho mọi người làm việc kém năng động không hiệu quả và khả năng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty giảm xuống.

2.3.3.3. Hạn chế về nguồn lực

Một trong những lý do khiến công ty không thể triển khai được nhiều kế hoạch kinh doanh và chiến lược kinh doanh trong thời gian vừa qua là công ty đã không huy động được đủ và kịp thời các nguồn lực cho hoạt động của mình.

Đối với một doanh nghiệp nghiệp được thành lập chưa lâu và chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, uy tín của công ty cũng chưa được khẳng định và biết đến rộng thì việc huy động thêm các nguồn lực từ bên ngoài rất khó khăn.

Khó khăn trước hết đến từ việc huy động vốn. Nguồn vốn ngày càng khó tiếp cận hơn và doanh nghiệp phải chịu mức lãi suất rất cao. Hàng năm công ty Việt Hưng Phát vẫn phải trả 1 khoản lãi vay cao, nhất là trong giai đoạn lãi suất đứng ở mức cao, có khi lên đến trên 25%/năm như 2 năm gần đây. Hầu hết bộ các khoản lãi vay này đều từ các khoản nợ ngắn hạn, làm cho nguồn vốn kinh doanh của công ty không ổn định, gây ảnh hưởng lớn tới các chiến lược và quyết định kinh doanh của công ty.

Công ty chưa có đội ngũ xe vận chuyển và vẫn phải thuê ngoài theo giá thị trường làm cho giá thành sản xuất sản phẩm cao, giảm sức cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm của các công ty cùng ngành. Hơn nữa nó còn làm chậm tiến độ giao hàng, bàn giao sản phẩm cho khách hàng khiến uy tín của công ty bị giảm sút trong mắt khách hàng. Trong những năm qua giá xăng dầu đã tăng liên tục, dẫn tới chi phí vận chuyển cũng ngày càng tăng lên.

Công nghệ sản xuất được Việt Hưng Phát sử dụng là công nghệ hiện đại hàng đầu, tuy nhiên nó đòi hỏi phải vận hành đúng kỹ thuật và hết công suất mới đem lại hiệu quả cao nhất. Công ty đã phải cắt giảm sản lượng, giảm bớt công suất máy móc cho phù hợp với điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu của dây chuyền nhập từ Đức này rất lớn, lên đến 260 tỷ đồng, máy móc ngưng hoạt động ngày nào là công ty đã phải chịu một khoản chi phí không nhỏ từ việc khấu hao máy móc. Tổng các khoản khấu hao mà công ty trích hàng năm vào khoảng xấp xỉ 6 tỷ đồng, theo tính toán mỗi ngày máy móc dừng hoạt động so với công suất tối đa công ty đã thiệt hại hơn 16 triệu đồng.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Việt Hưng Phát (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w