CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG PHÁT
2.1.2. Kết quả kinh doanh trong những năm vừa qua
Để cú thể phõn tớch và làm rừ hiệu quả kinh doanh của cụng ty cổ phần Việt Hưng Phát trong thời gian qua, tác giả chuyên đề đã thực hiện khảo sát nhiều số liệu và tài liệu có liên quan đến các mặt hoạt động của công ty. Bảng 2.5 sau đây có thể cho thấy sơ bộ rằng trong những năm từ 2009-2011 hầu như các khoản mục đều giảm. Công ty làm ăn có lợi nhuận trong năm 2009 và 2010, đến năm 2011 tác động từ các yếu tố thuộc môi trường kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến công ty và trong năm này công ty không có lãi.
Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2009-2011
Chênh lệch Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (2009-2010) (2011-2012)
(triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty 2009-2011
Để cú thể phõn tớch rừ hơn về kết quả kinh doanh của cụng ty cần xem xột kỹ ba chỉ tiêu chính là doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế.
2.1.2.1. Doanh thu
Doanh thu thuần là tổng các khoản tiền mà doanh nghiệp thu về từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Trong bảng 2.5 có thể thấy ngay rằng doanh thu thuần của công ty liên tục sụt giảm, đỉnh cao là năm 2009 đạt hơn 245 tỷ đồng và tiếp tục giảm trong hai năm tiếp theo. Năm 2009 tuy cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mới vừa đi qua, nhưng thực tế tác động của cuộc khủng hoảng tới ngành xây dựng và xây lắp nhà xưởng tại Việt Nam là không quá nghiêm trọng do xây dựng là ngành ít lệ thuộc vào cầu bên ngoài, lại có khả năng hấp thụ cầu nội địa lớn, thu hút và sử dụng nhiều lao động phổ thông. Các dự án đã được thông qua và tiếp tục triển khai do đó lượng cầu đối với so của công ty Việt Hưng Phát vẫn khá dồi dào, công ty ký kết được nhiều hợp đồng xây lắp nhà xưởng cũng như bán tấm lợp, xà gồ cho khách hàng.
Năm 2010 doanh thu thuần của công ty giảm hơn 35 tỷ đồng, khoảng 14,3% so với năm 2009. Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của công ty. Công ty không tìm kiếm được nhiều khách hàng như trước trong bối cảnh các doanh nghiệp khác tiết giảm chi phí, thậm chí thu hẹp quy mô do thị trường bất động sản đóng băng, ngành xây dựng cũng chịu cảnh ảm đạm từ rất nhiều yếu tố như thiếu vốn để hoàn tất dự án, chính sách cắt giảm đầu tư công của chính phủ, khó khăn trong việc tiêu thụ… Đà giảm doanh thu chậm lại vào năm 2011 khi chi giảm gần 13,5 tỷ đồng tức vào khoảng 6,41% so với năm 2010. Doanh thu năm 2011 là thấp nhất trong những năm gần đây của công ty, tuy nhiên để đạt được mức doanh thu đó công ty cũng đã phải rất nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để kìm hãm đà suy thoái.
Bảng 2.6: Doanh thu và giá vốn hàng bán của công ty giai đoạn 2009-2011
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
Doanh thu thuần Triệu đồng 245.343 210.259 196.773
Tăng trưởng doanh thu % - -14,3 -6,41
Giá vốn hàng bán Triệu đồng 212.685 175.939 156.687
Tốc độ tăng giá vốn % - -17,3 -10,94
Tỷ trọng giá vốn hàng
bán/doanh thu thuần % 86,67 83,67 79,63
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011
2.1.2.2. Giá vốn hàng bán và các khoản chi phí
Kinh doanh trong gian đoạn 2010, 2011 rất khó khăn khi các khoản chi phí của công ty liên tục bị đẩy lên cao do biến động từ các nguồn hàng nhập khẩu chịu ảnh hưởng của tỷ giá thay đổi. Năm 2010 chi phí quản lý tăng 8,34%
so với năm 2009, thậm chí 2011 mức tăng cao lên đến 20,37%. Chi phí tài chính ngày càng tăng cao do tác động của lãi suất cao trong thời gian qua, năm 2009 công ty phải chi trả 5.526 triệu đồng cho các hoạt động tài chính, sang năm 2010 chi phí tài chính là 6.425 triệu đồng, đến năm 2011 chi phí này đã là 7.280 triệu đồng.
Từ bảng 2.5 có thể thấy năm 2010 giá vốn hàng bán cũng giảm mạnh 17,3% so với năm 2011. Giá vốn giảm chủ yếu do doanh nghiệp giảm sản xuất sản phẩm do lượng khách hàng đặt hàng ít hơn so với các năm trước, sản lượng giảm sút so với năm 2009. Sang năm 2011 giá vốn hàng bán tiếp tục giảm, gần 11% so với năm 2010. Trong khi sản lượng giảm thì giá vốn hàng bán của công ty giảm là điều hợp lý, và đáp mừng là tốc độ giảm của giá vốn nhanh hơn tốt độ giảm của doanh thu. Điều đó chứng tỏ trong giai đoạn khó khăn dây chuyền sản xuất phải hoạt động không hết công suất và công ty phải thu hẹp một vài mảng hoạt động nhưng bằng các biện pháp tiết giảm chi phí, tổ chức lại công tác sản xuất, đổi mới công tác quản lý dự trữ tồn kho… đã giúp doanh nghiệp giảm tỷ trọng giá vốn hàng bán/doanh thu. Điều này sẽ có lợi cho doanh nghiệp bởi giá vốn chiếm tỷ trọng càng thấp thì sẽ tăng lợi nhuận đồng thời sản phẩm có giá thấp sẽ tạo được sức cạnh tranh lớn hơn trên thị trường. Tỷ trọng giá vốn hàng bán/doanh thu của công ty giảm từ 86,67% năm 2009 xuống còn 83,67% năm 2010, và năm 2011 con số này là 79,63%. Rừ ràng trong hoàn cảnh tỡnh hỡnh kinh doanh ảm đảm, các biện pháp cải tiến trong quy trình sản xuất của công ty chưa thể giúp công ty thoát khỏi đà suy thoái nhưng nó đã có những tác động tích cực giúp cải thiện hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Giá vốn hàng bán liên tục giảm trong 3 năm 2009, 2010, 2011 cho thấy thị phần của công ty ngày càng thu hẹp, số lượng khách hàng ký hợp đồng ở các thị trường truyền thống đang ngày càng giảm dần.
2.1.2.3. Lợi nhuận
Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2007 đã có tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế kể cả ở Việt Nam. Tuy nhiên giai đoạn 2007 – 2009 vẫn đánh dấu sự thành công của Việt Hưng Phát khi công ty vẫn kinh doanh có lãi và tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2009 lợi nhuận trước thuế của công ty đạt gần 1,8 tỷ đồng là mức lợi nhuận tương đối khá trong thời điểm khủng hoảng, qua đó đóng góp và ngân sách nhà nước 449,25 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1,348 tỷ đồng.
Trái ngược với kỳ vọng đi lên sau khi chạm đáy khủng hoảng, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam riêng lâm vào tình trạng ảm đạm, mức tăng trưởng thấp cùng những dự báo kinh tế không lạc quan cho thời kỳ tiếp theo. Thực tế đã chứng minh năm 2010, 2011 là những năm thất vọng nhất đối với ngành xây dựng và bất động sản tại Việt Nam. Tác động kép của suy thoái kinh tế, việc Chính phủ chủ trương cắt giảm đầu tư công, giảm bớt các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, cộng với thị trường bất động sản đóng băng khiến cho ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cũng bị đình trệ và gặp rất nhiều khó khăn. Công ty cổ phần Việt Hưng Phát cũng nằm trong xu hướng chung của ngành xây dựng, doanh thu và lợi nhuận của công ty sụt giảm mạnh trong năm 2010 và tình trạng này vẫn tiếp diễn trong năm 2011. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 sụt giảm đến hơn 60% so với năm 2009, thậm chí năm 2011 công ty không có lãi và phải chịu một khoản lỗ nhỏ.
Điểm sáng duy nhất trong tình hình kinh doanh của công ty cổ phần Việt Hưng Phát trong những năm gần đây là các hoạt động kinh doanh phi truyền thống đã bắt đầu có lãi và thị trường của công ty ngày càng được mở rộng. Năm 2009 khi công ty mới bắt đầu triển khai dịch vụ cho thuê nhà xưởng và tư vấn thiết kê, hoạt động này đã khiến doanh nghiệp chịu khoản lỗ 143 triệu đồng. Tuy nhiên sang năm 2010 khi đã có kinh nghiệm và đầu tư nhiều hơn, công ty đã bắt đầu có lãi 36 triệu đồng, năm 2011 là 41 triệu đồng.
2.2. CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI