CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG PHÁT
2.1.1.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng vận động trong tương lai có ảnh hưởng sâu sắc đến thành công và hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
Các nhân tố chủ yếu thường được các doanh nghiệp phân tích là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất, tỷ lệ lạm phát ... Các yếu tố trên phản ánh sức khoẻ của nền kinh tế, tạo nên các các động đa chiều lên các doanh nghiệp khác nhau và đem lại những thách thức cũng như cơ hội nếu như doanh nghiệp biết cách nắm bắt.
Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã trôi qua nhưng những hậu quả mà nó để lại vẫn chưa thể khắc phục thế. Hầu hết các nước trên thế giới chưa thể lấy lại đà tăng trưởng như trước khủng hoảng, niềm tin của dân chúng vào khả năng điều hành của chính phủ các nước bị xói mòn và nặng nề hơn cả là cuộc khủng hoảng nợ công, đặc biệt ở các nước châu Âu đang
diễn biến hết sức phức tạp và đe doạ nghiêm trọng triển vọng phát triển của kinh tế thế giới trong tương lai.
Năm 2011, GDP Việt Nam chỉ tăng khoảng 6%, thấp hơn so với kế hoạch đưa ra là 7-7,5%. Nhưng đó đã là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm từ 5,1% xuống 4% và các nước trong khu vực ASEAN trước đây tăng trưởng 6,9% nay chỉ còn 5,3%. Lạm phát những tháng đầu năm 2011 liên tục tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tác động trễ của giai đoạn thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trước đó, sự leo thang của giá vàng và một số mặt hàng nhạy cảm cộng với chịu sức ép lạm phát chung của thế giới. Tuy nhiên những tháng cuối năm, sức ép lạm phát đã giảm dần do Chính phủ đã có những biện pháp can thiệp như: tiếp tục duy trì chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt, hạn chế cho vay phi sản xuất và tiêu dùng, hạn chế khá nghiêm ngặt mức tăng trưởng tín dụng; tăng thu ngân sách, thu hẹp và cắt giảm đầu tư công. Tuy nhiên những chính sách này lại có những tác động tiêu cựu đến khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản khi thị trường bất động sản đang đóng băng.
Bội chi ngân sách đã kéo dài liên tục trong nhiều năm qua và chưa có dấu hiệu cân bằng. Năm 2011 tổng chi đã vượt dự toán là 9,7%, tương đương khoảng 70.400 tỷ đồng. Nhằm bù đắp bội chi ngân sách, Chính phủ đã phải phát hành trái phiếu để huy động vốn và vô tình trở thành đối thủ cạnh tranh của chính các doanh nghiệp Việt Nam, người nộp tiền cho ngân sách nhà nước, từ đó đẩy lãi suất tăng lên cao. Cộng với tỷ giá hối đoái và lạm phát đứng ở mức cao khiến lãi suất vay vốn cho doanh nghiệp không thể hạ thấp, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng thiếu vốn đủ phục vụ hoạt động kinh doanh.
Nằm trong guồng quay của nền kinh tế và không tránh khỏi xu hướng chung của ngành xây dựng, công ty cổ phần Việt Hưng Phát đã chịu nhiều tác động tiêu cực từ môi trường kinh tế những năm qua. Trước hết là thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến nhu cầu về vật liệu xây dựng và xây dựng công trình giảm sút nghiêm trọng. Các khách hàng cá nhân không có nhu cầu mua sản phẩm của công ty, trong khi các công ty, tổ chức khác không có được tình hình kinh doanh thuận lợi nên không thể mở rộng quy mô nhà xưởng và sản phẩm của công ty không nằm trong danh mục cần mua sắm của họ. Lượng cầu giảm trong khi nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng không được đảm bảo vì phải chịu lãi suất cao thậm chí rất cao từ cuối năm 2010. Nguồn nguyên vật liệu của công ty có một lượng lớn phải nhập khẩu, do đó khi tỷ giá hối đoái được điều chỉnh tăng trong năm 2011 công ty đã phải chịu khoản chi phí đội lên rất cao nằm ngoài dự đoán. Có thể thấy rằng những diễn biến kinh tế bất lợi trong
những năm qua đã tác động theo hướng làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
2.1.1.2.2. Yếu tố luật pháp chính trị
Các quy định của luật pháp, diễn biến chính trị và các quyết định của Chính phủ tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội tốt nhưng đồng thời cũng có thể gây trở ngại, thậm chí là rủi ro thực sự cho doanh nghiệp.
Sự ổn định về chính trị ở Việt Nam luôn được đánh giá trong mắt các nhà đầu tư và điều đó thực sự tốt cho các doanh nghiệp trong nước, kể cả Việt Hưng Phát. Những năm gần đây vấn đề sự nhất quán về các quan điểm chính sách lớn cũng được Chính phủ Việt Nam dần dần giải quyết và các doanh nghiệp đã không bị ảnh hưởng quá lớn như thời gian trước. Hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng ngày càng hoàn thiện, tuy quá trình giám sát và thi hành luật còn nhiều tồn tại, hạn chế. Nhìn chung việc chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật không phải là việc khó khăn đối với công ty cổ phần Việt Hưng Phát.
Công ty luôn chủ trương điều hành hoạt động kinh doanh của mình minh bạch và đúng luật. Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính hàng năm, hay tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh đều được công ty áp dụng và phổ biến đến toàn thể công nhân viên.
2.1.1.2.3. Nhà cung cấp
Để quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và có hiệu quả thì một trong những điều kiện cần phải có là mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp nhằm đảm bảo nguồn cung vật tư cho sản xuất. Doanh nghiệp phải lựa chọn những nhà sản xuất đảm bảo về uy tín, giá cả, sản lượng và thời hạn giao hàng để cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, sao cho doanh nghiệp có thể có được nguồn lực đều đặn, rẻ nhất, hiệu quả nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Việt Hưng Phát chủ trương cung ứng các sản phẩm và giải pháp kỹ thuật chất lượng cao, do đó nguồn nguyên vật liệu luôn được công ty chú trọng tìm hiểu và lựa chọn sao cho đảm bảo chất lượng cao nhất. Chính vì thế phần lớn các nhà cung cấp của Việt Hưng Phát là các doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh hoặc có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra công ty cũng thu mua những vật tư phụ và vật liệu chính của một số nhà cung cấp trong nước tuỳ theo yêu cầu của hoạt động sản xuất.
Bảng 2.2: Danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty
STT Tên nhà cung cấp Loại vật tư Xuất xứ
1 BlueScope Steel Thép Zincalume, thép Clean Colorbond, thép mạ màu Apex
Australia
2 BHP Steel Lysaght Tấm lợp Liên doanh Việt
Nam - Australia 3 Sysco Steel Thép mạ nhôm/kẽm, thép
mạ màu
Đài Loan
4 Nippon Steel Thép cuộn mạ nhôm/kẽm Liên doanh Việt Nam – Nhật Bản 5 Yieh Phui Steel Thép cuộn mạ màu Đài Loan
6 Tôn Phương Nam Tôn, tôn mạ kẽm, tôn mạ màu
Việt Nam
7 Công ty TNHH thép VSC-POSCO
Vật tư thép Liên doanh Việt Nam – Hàn Quốc Nguồn: Kế hoạch mua hàng năm 2009, 2010, 2011 – Phòng kinh doanh Có thể thấy rằng chính sách ưu tiên nguồn nguyên liệu chất lượng cao từ các nhà cung cấp hàng đầu đem lại nhiều lợi ích cho công ty những song song là những bất lợi có thể dễ dàng nhận thấy. Nguồn vật tư ngoại nhập là điều kiện đảm bảo cho chất lượng sản phẩm đầu ra của công ty cũng như đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục mà không bị gián đoạn bởi các vấn đề về nguyên vật liệu.
Mặt khác cũng nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng và các đối tác.
Nhưng chính vì vật tư đầu vào ngoại nhập chiếm phần lớn nên chi phí kinh doanh của công ty bị đội lên rất nhiều, hơn nữa các tác động từ tỷ giá hối đoái, thuế nhập khẩu trở nên mạnh mẽ hơn đối với công ty. Công ty cũng phải huy động nguồn vốn lớn hơn để có thể đáp ứng nhu cầu nhập vật tư đầu vào. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế tế khó khăn gần đây, yếu điểm này ngày càng bộc lộ rừ và ảnh hưởng rất tiờu cực đến hiệu quả kinh doanh của cụng ty. Chuyển sang sử dụng hàm lượng vật tư trong nước nhiều hơn nhằm giảm chi phí và rủi ro tỷ giá là hướng đi cần thiết được ban lãnh đạo công ty xem xét trong thời gian tới.
2.1.1.2.4. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những công ty, tổ chức, hoặc cá nhân có khả năng thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng về mặt hàng giống với mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh, hoặc cung cấp các mặt hàng có thể thay thế sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chịu sức ép cạnh tranh lớn từ phía các đối thủ sẽ khiến giá bán của sản phẩm có xu hướng giảm, thị phần cũng bị thu hẹp và dẫn đến sản lượng và kết quả kinh doanh cũng thay đổi khi tình hình cạnh tranh trên thị trường thay đổi. Trong điều kiện độc quyền doanh nghiệp sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả kinh doanh cao do không phải lo lắng về thị trường đầu ra, công tác nghiên cứu thị trường và tính toán sản lượng sản xuất sẽ rất đơn giản sao cho công ty không sản xuất thừa và đủ với nhu cầu của thị trường.
Nhưng khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất ra chưa chắc có thể được tiêu thụ hết, dẫn đến dư thừa làm lãng phí và giảm hiệu quả. Tương tự khi doanh nghiệp bị đối thủ giành mất khách hàng, thị phần ngày càng thu hẹp khiến không thể tăng quy mô, lợi nhuận giảm trong khi các chi phí cố định dần không được bù đắp sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh ngày càng đi xuống. Chính vì vậy, để cạnh tranh tốt, để dành ưu thế thị phần thì doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh, đánh giá đúng thực lực của mình so với doanh nghiệp bạn để xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, khuyến mãi, xúc tiến thương mại…Điều này tạo ra khả năng làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thị trường nhà thép tiền chế, nhà tiền chế và sản phẩm phục vụ xây lắp nhà xưởng có số lượng lớn doanh nghiệp có trụ sở và nhà máy ở các tỉnh phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An. Ở khu vực miền bắc số lượng các doanh nghiệp trong ngành ít hơn và sự canh tranh do đó cũng không sôi động như các khu vực phía Nam. Công ty cổ phần Việt Hưng Phát ra đời khá muộn, nhờ vào kinh nghiệm và hiểu biết thực tế của các thành viên sáng lập về thị trường nhà thép tiền chế nên công ty đã có hồ sơ dữ liệu tương đối đầy đủ về các doanh nghiệp trong ngành ở miền Bắc. Hiện có khá nhiều doanh nghiệp, đơn vị đảm nhận việc thi công và xây lắp nhà xưởng, loại trừ các đơn vị con của các công ty xây dựng và một số doanh nghiệp nhỏ địa phương, trên địa bàn miền Bắc công ty cổ phần Việt Hưng Phát nhận định các doanh nghiệp sau đây là đối thủ cạnh tranh chính:
Bảng 2.3: Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà thép tiền chế
STT Tên doanh nghiệp Trụ sở Nhà máy 1 Công ty cổ phần Nhà
Khung Thép & Thiết Bị Công Nghiệp
Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội
Km 40 + 900 Quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng
2 Công ty cổ phần kết cấu thép xây dựng
Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Km13+500 Quốc lộ số 3 - Khối 2B Thị trấn Đông Anh - Hà nội 3 Công ty cổ phần Prime
Group
Khu Công nghiệp Bình Xuyên, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Khu Công nghiệp Bình Xuyên, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc
4 Công ty cổ phần kết cấu thép Hà Chung
51 Đốc Ngữ - Ba Đình - Hà Nội
Km56 +100 Quốc Lộ 5A Nam Đồng, Nam Sách, Hải Dương.
5 Công ty cổ phần nhà thép Đinh Lê
P231 Tầng 23FB1 Lô E9 Phạm Hùng, Hà Nội
Km20 Đường 3 Phù Lỗ Sóc Sơn, Hà Nội
6 Công ty trách nhiệm hữu hạn kết cấu thép Nam Phong
69 Tổ 34 Thị Trấn Đông Anh, Hà Nội
69 Tổ 34 Thị Trấn Đông Anh, Hà Nội
Nguồn: Phòng kinh doanh Theo báo cáo của phòng kinh doanh công ty cổ phần Việt Hưng Phát thì phần lớn các doanh nghiệp kể trên sử dụng công nghệ khá cũ và nguồn vật liệu đa phần được sản xuất trong nước, trừ công ty cổ phần Prime Group. Điều này khiến vị thế và hình ảnh của Việt Hưng Phát nổi bật như một đơn vị uy tín cung cấp sản phẩm chất lượng cao. Nhưng trong gian đoạn kinh tế khó khăn như vừa qua điều này lại chính là yếu tố bất lợi cho công ty. Với lợi thế giá rẻ và nguồn vật liệu phong phú, các đối thủ cạnh tranh của Việt Hưng Phát đã rất thành công trong việc xây lắp các hệ thống chi phí thấp trong hoàn cảnh các khách hàng đang muốn tiết giảm càng nhiều chi phí càng tốt. Chậm trễ và khó khăn trong việc thay đổi chính sách giá cũng như thiết kế sản phẩm, Việt Hưng Phát đã phải chịu đánh mất thị phần vào tay đối thủ và sản lượng của công ty liên tục sụt
giảm trong những năm vừa qua. Chính các đối thủ cạnh tranh đã gián tiếp khiến hiệu quả kinh doanh của Việt Hưng Phát không duy trì cao được như trước.
2.1.1.2.5. Khách hàng và nhu cầu của khách hàng
Theo quan điểm marketing khách hàng và nhu cầu của khách hàng chính là trọng tâm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, quyết định quy mô chiến lược kinh doanh. Do đó theo quan điểm hiện đại doanh nghiệp phải tập trung tất cả vào việc thoả mãn nhu cầu với mục tiêu cung cấp cho họ sản phẩm dịch vụ với giá cả phải chăng, khả năng lựa chọn và thay đổi đặc tính hàng hoá, thuận tiện, phục vụ tận tình… Đây là nhân tố quan trọng cũng như gây nhiều áp lực đối với doanh nghiệp khi muốn nâng cao hiệu quả hoạt động. Bởi vì khi xác định không đúng nhu cầu hoặc doanh nghiệp không có biện pháp điều khiển, kích thích hợp lý thì sản phẩm dịch vụ sản xuất ra sẽ không được khách hàng chấp nhận, khi đó việc kinh doanh chắn chắn không có hiệu quả.
Bảng 2.4: Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lý
Tỉnh thành Số dự án
2009 2010 2011
Hà Nội (mở rộng) 18 12 8
Hưng Yên 9 8 6
Bắc Ninh 9 5 3
Vĩnh Phúc 7 4 3
Phú Thọ 3 2 4
Hải Phòng 3 2
Bắc Giang 2 2
Cao Bằng 1
Hải Dương 1
Quảng Ninh 2
Tổng 46 36 32
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011 – Phòng kinh doanh Giai đoạn đầu thành lập và đi vào hoạt động công ty cổ phần Việt Hưng Phát chủ yếu cung cấp sản phẩm cho các khách hàng là doanh nghiệp, khu công nghiệp ven Hà Nội. Điều này phù hợp với quy mô ban đầu còn tương đối nhỏ của công ty và tiết giảm được các chi phi liên quan. Tuy nhiên khi thị trường vật liệu xây dựng đi xuống, công ty đã chủ động liên hệ và quảng bá sản phẩm của mình đến các tỉnh lân cận và dần dần đánh dấu sự hiện diện của Việt Hưng Phát trên hầu khắp các tỉnh miền Bắc. Ngoài các thị trường truyền thống là Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh thì công ty đã có những khách hàng ở các thị trường xa hơn nhu Cao Bằng, Hải Dương hay Quảng Ninh.
Có thể thấy tìm kiếm và khai thác các thị trường phi truyền thống là bước đi đúng đắn của công ty. Trong những năm 2010, 2011 khi mà các thị trường trọng điểm của công ty liên tục sụt giảm thì những thị trường mới đã mang lại nguồn thu đáng kể đề bù đắp và duy trì hoạt động của công ty.
2.1.1.2.6. Các yếu tố khác
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phức tạp, khó có thể liệt kê và đánh giá hết các yếu tố tác động đến. Nhìn chung ngoài các yếu tố chính đã phân tích ở trên doanh nghiệp cần phải chú ý đến những diễn biến của các doanh nghiệp trong ngành dọc, các khâu của quá trình luân chuyển hàng hoá từ người bán đến người mua, phương thức phân phối, chiến lược kinh doanh của công ty và các yếu tố khác.