Bảng 2.9: Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu thuần (triệu đ) 245.343 210.259 196.773
Tổng số lao động 104 163 126
Tổng lợi nhuận 1.348 479 -5
Hiệu suất sử dụng LĐ 2.359 1.290 1.562
Tỷ suất lợi nhuận LĐ 13 3 0
Nguồn: Phòng tổ chức kế hoạch
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên chúng ta cũng thấy hiệu suất sử dụng lao động của công ty trong 3 năm vừa qua sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2009 trung bình 1 người lao động (kể cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp) đã tạo ra được 13 triệu đồng lợi nhuận trong 1 năm. Nhưng sang năm 2010 đối mặt với những khó khăn của thị trường công ty đã không kịp có chính sách sử dụng lao động hợp lý và dẫn đến năm 2010 một người lao động chỉ tạo ra 3 triệu đồng lợi nhuận cho công ty. Năm 2011 là đáy của giai đoạn suy thoái thì tỷ suất lợi nhuận lao động gần bằng không.
Xét về hiệu suất sử dụng lao động thì năm 2009 vẫn là năm có hiệu suất cao nhất là 2.359, tức là một người lao động trong công ty tạo ra được 2.359 triệu đồng trong một năm. Năm 2010 công ty đã tuyển thêm rất nhiều lao động, tăng thêm 59 người so với năm 2009, trong khi doanh thu lại giảm khiến hiệu suất sử dụng lao động giảm rất thấp, chỉ còn 1.290. Điều này chứng tỏ công ty đã sai lầm trong công tác tổ chức nhân sự và sử dụng lao động. Trước đây lực lượng lao động cơ hữu tại công ty chỉ đảm nhiệm công việc tại phân xưởng sản xuất và một phần công việc tại công trường xây lắp, phần còn lại công ty sẽ thuê
nhân công địa phương hoặc nhà thầu khác. Năm 2010 công ty thay đổi, cơ cấu một lượng lớn lao động mới vào lực lượng cơ hữu, khiến tổng số lao động tăng rất cao. Nhận ra khuyết điểm này, năm 2011 công ty đã giảm số lượng lao động xuống còn 126 người. Nhờ đó mặc dù doanh thu thấp hơn năm 2010 nhưng hiệu suất sử dụng lao động của công ty đã tăng lên 1.562.
Nhìn chung công tác quản lý và sử dụng lao động tại công ty chưa thực sự tốt, nhất là trong giai đoạn kinh doanh khó khăn và công ty đang tiến hành nhiều thay đổi.