Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Việt Hưng Phát (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.1. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG PHÁT

2.1.1.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp là “là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Doanh

nghiệp là một tổ chức gồm rất nhiều thành phần có quan hệ hữu cơ với nhau và hoạt động của các bộ phận này đều tác động tới hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp.

2.1.1.1.1. Cách thức tổ chức và quản lý doanh nghiệp

Có nhiều hình thức tổ chức và phân chia doanh nghiệp thành các bộ phận phụ trách các mảng công việc khác nhau. Chính từ cách phân chia quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ dẫn tới tính đặc thù của mỗi bộ phận. Trong mỗi đơn vị lại có cách phân công cũng như đánh giá công việc khác nhau. Công tác tổ chức quản lý nếu phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp sẽ giúp cho nhân viên làm việc một cỏch cú hiệu quả, phõn rừ nguồn lực cho từng cụng việc cụ thể, trỡnh bày rừ từng quy tắc cũng như quy trỡnh làm việc để cú thể xử lớ thụng tin, phối hợp và giải quyết tốt công việc. Ngược lại nếu công tác tổ chức quản lý không tốt sẽ gây khó khăn cho hoạt động của mỗi bộ phận, lãng phí nguồn lực do phối hợp không tốt, đánh giá hiệu quả công việc cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhõn khụng cụ thể rừ ràng … khiến hiệu quả chung đi xuống.

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Việt Hưng Phát được xây dựng theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, phù hợp với quy mô của công ty cũng như tiết kiệm các chi phí liên quan. Ngoài Giám đốc và hai Phó giám đốc, công ty chỉ thành lập 4 phòng ban trực thuộc là: Phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh, phòng tổ chức kế hoạch, và đơn vị Phân xưởng sản xuất. Có thể thấy rằng cơ cấu đơn giản giúp các bộ phận chủ động hơn trong việc ra quyết định, hoạt động nhanh hơn và tự chủ hơn. Tuy nhiên mặt trái của cơ cấu này là nhiều bộ phận được gộp lại với nhau, mỗi một đơn vị phụ trách nhiều công việc mà giữa các công việc này có ít mối liên hệ, thậm chí ở những lĩnh vực khác nhau nên đôi khi hiệu quả hoạt động chưa cao, nguồn nhân lực dàn trải không thể tập trung phát triển cho một công việc chính. Khi triển khai một dự án các bộ phận dễ chồng chéo nhau, nhiều đơn vị phụ trỏch cựng một nhiệm vụ nhưng khụng phõn rừ trỏch nhiệm, mặt khác những nhiệm vụ khác lại phân bổ ít nguồn lực thực hiện hơn.

2.1.1.1.2. Công nghệ và trình độ sử dụng công nghệ sản xuất

Quá trình vận hành, khai thác và sử dụng các nguồn lực cho sản xuất như:

máy móc thiết bị, lao động, vốn… một cách triệt để tại các doanh nghiệp là một việc làm rất khó đạt được. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất hợp lý, hạn chế sự lãng phí về nguyên vật liệu, các nguồn lực trong quá trình sản xuất, từ đó tăng năng suất, giảm thấp chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Với cùng một dây chuyền công nghệ như nhau nhưng các doanh nghiệp khác nhau cho ra các mức sản lượng và đạt hiệu quả khác nhau. Điều đó chứng tỏ sử dụng công nghệ hiện đại chưa đủ, quan trọng hơn là làm chủ và khai thác tối đa

sức mạnh mà doanh nghiệp đang có trong tay mới là chìa khoá đảm bảo thành công cho doanh nghiệp.

Khi mới thành lập năm 2005, ý thức được tầm quan trọng của công nghệ sản xuất và mong muốn đem lại những sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong nước, ban lãnh đạo công ty đã nghiên cứu kỹ và nhập về dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất hiện nay từ Đức. Không những thế dây chuyền sản xuất của Việt Hưng Phát được chuyên gia của Đức tham gia vận hành trong suốt hai năm đầu tiên và thực hiện nhiều cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng công nhân, giám sát kỹ thuật và quản đốc dưới sự trợ giúp từ phía đối tác Đức. Hệ thống máy móc kỹ thuật của công ty luôn được vận hành đúng kỹ thuật, từ khi đưa vào sản xuất chưa từng xảy ra sự cố và luôn đạt năng suất cao nhất theo thiết kế. Kết quả này xứng đáng với nỗ lực của công ty không ngừng nghiên cứu và áp dụng những cải tiến công nghệ vào sản xuất, thậm chí ngay từ khi công ty đang trong giai đoạn hình thành.

2.1.1.1.3. Vốn và các nguồn lực tài chính

Yếu tố quan trọng then chốt trong quá trình sản xuất kinh doanh đó là phải đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu sản xuất. Đây là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vốn là điều kiện tiền đề để có thể thành lập doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp vào hoạt động và tiến hành sản xuất kinh doanh. Tất các các mặt hoạt động của doanh nghiệp đều cần các nguồn tài chính để tài trợ và trang trải các chi phí. Khi các nguồn lực này khan hiếm hoặc gặp vấn đề tất yếu sẽ dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ tổ chức. Do đó đảm bảo nguồn vốn đủ để đáp ứng nhu cầu của công ty là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng sử dụng vốn làm thước đo chính để xem xét khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn bỏ ra.

Dựa vào hiệu quả sử dụng vốn lưu động/ vốn cố định của doanh nghiệp có thể đánh giá doanh nghiệp đó làm ăn có hiệu quả hay không và các nhà đầu tư có nên tiếp tục đầu tư và công ty đó hay không.

Năm 2005 công ty cổ phần Việt Hưng Phát được thành lập với số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, do đóng góp của các cổ đông sáng lập. Năm 2007 công ty thông quan phương án tăng vốn lên 200 tỷ đồng. Cùng với nguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng TMCP Đầu từ và phát triển Việt Nam – BIDV và vay ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại và các nguồn các, tổng số vốn của Việt Hưng Phát năm 2009 lên đến 296,7 tỷ đồng. Việc công ty duy trì nguồn vốn cung ứng cho hoạt động kinh doanh đã giúp quy mô và sản lượng của công ty liên tục tăng trong những năm đầu thành lập. Đà tăng trưởng của công ty chỉ chững lại trong

giai đoạn 2010, 2011 khi mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và ngày càng khó tiếp cận với các nguồn vốn hơn.

2.1.1.1.4. Nguồn nhân lực

Hiện nay, mặc dù ở các nước phát triển đã có nền công nghiệp hiện đại với các thiết bị tiên tiến và máy tính trở thành một phương tiện vô cùng đắc lực, nhưng cho dù ở thời đại nào nhân lực vẫn là nguồn lực quan trọng nhất và không thể thay thế được. Trong mọi xã hội cũng như trong các tổ chức và các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân thì tập thể những người lao động hay toàn bộ nguồn nhân lực từ cấp cao nhất đến cấp cơ sở vẫn là yếu tố quyết định sự thành công của các tổ chức và các doanh nghiệp.

Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung là công ty cổ phần Việt Hưng Phát nói riêng thường phải phân chia lực lượng lao động thành hai khối: khối lao động trực tiếp và khối lao động gián tiếp.

Lao động gián tiếp:

Là tập hợp toàn bộ cán bộ viên trong các phòng ban và thủ kho, quản đốc, giám sát kỹ thuật…Hiện nay công ty có 42 lao động gián tiếp làm việc trong các phòng ban. Công ty cổ phần Việt Hưng Phát áp dụng hình thức tính lượng theo hệ số lương quy định. Hệ số lương của mỗi nhân viên được tính căn cứ vào vị trí, chức vụ, thâm niên công tác, kinh nghiệm thực tế và hiệu quả hoạt động được đánh giá trong từng kỳ kinh doanh của họ. Ngoài ra, công ty còn có thêm các khoản khuyến khích khác như: tiền thưởng, tiền phụ cấp độc hại, tiền ăn ca và một số khoản thu nhập khác.

Lao động trực tiếp:

Là các công nhân lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm ở nhà máy sản xuất tại Hưng Yên và công nhân xây lắp tại công trường. Hiện tại công ty có 84 lao động trực tiếp hưởng lương theo sản phẩm. Quản đốc là người theo dừi và quyết định mức lương cho từng công nhân căn cứ vào sản lượng của từng người và chuyển lên cho Giám Đốc duyệt và ký quyết định trả lương. Ngoài ra lao động trực tiếp cũng được nhận các khoản hỗ trợ khác khác như: tiền thưởng, tiền phụ cấp độc hại, tiền trang phục bảo hộ lao động… Hình thức trả lương của công ty hiện nay nhìn chung này đã khuyến khích công nhân tự ý thức nâng cao năng suất lao động của mình và phấn đấu đạt được sản lượng cao hơn. Bảng phân tích sau sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát về tình hình nhân lực của công ty:

Bảng 2.1. Tình hình nhân lực của công ty qua các năm 2009-2010-2011

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 09 - 10 10 - 11

1 Tổng số lao động 104 163 126 59 -37

Lao động trực tiếp 83 139 84 56 -40

Lao động gián tiếp 13 16 42 3 6

2 Trình độ người lao động

Đại học và trên đại học 14 16 18 2 2

Cao đẳng, THCN 3 14 16 11 2

Phổ thông 87 133 92 46 -41

3 Giới tính

Nam 73 95 87 22 -8

Nữ 31 68 39 37 -29

4 Độ tuổi

Từ 18-30 83 120 104 37 -16

Từ 31-44 14 38 17 24 -21

Từ 45-60 7 5 5 -2 0

(Nguồn: Bảng phân tích tình hình nhân lực – Phòng TC - KH) Nhận xét: Tình hình nhân lực của công ty Việt Hưng Phát trong các năm vừa qua:

- Năm 2010 số lao động làm việc tại công ty tăng một cách đột biến. Đã có 59 lao động được tuyển dụng thêm, chủ yếu là lao động trực tiếp nhằm phục vụ cho sản xuất. Lực lượng lao động gián tiếp cũng tăng thêm 3 người. Tuy

nhiên, đến năm 2011 vừa qua tổng số lao động lại giảm một cách đáng kể, cụ thể là 34 lao động. Lý do là năm 2010 công ty thực hiện chương trình khuyến mại giảm giá lớn nhằm kích cầu, dẫn đến số lượng đơn đặt hàng tăng lên đột biến khiến công ty phải tuyển thêm công nhân để phục vụ cho hoạt động sản xuất với sản lượng lớn của công ty. Để đáp ứng phục vụ được tất cả các đơn hàng công ty phải vận hành công suất tối đa của các máy móc thiết bị trong công ty đồng thời tuyển dụng thêm các công nhân có tay nghề cao, lao động gián tiếp giám sát quá trình sản xuất.

- Thực tế hình kinh doanh của công ty không được tốt, sản lượng giảm khiến sản xuất đình trệ, do đó năm 2011 lượng công nhân bắt đầu giảm do công ty chủ động cắt giảm, cũng có một số lượng công nhân muốn tìm công việc mới nên đã chủ động xin nghỉ.

- Về trình độ của người lao động trong công ty Việt Hưng Phát là tương đối cao so với các doanh nghiệp khác. Đặc thù công việc của công ty cần sử dụng lượng lớn lao động có trình độ thấp, mặc dù vậy lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học ở khối lao động gián tiếp là tương đối cao so với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Ngoài ra bảng số liệu trên cũng cho thấy rằng lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học tăng lên từng năm, chứng tỏ công ty đã chú trọng tới việc tuyển dụng lao động có trình độ và tay nghề cao.

2.1.1.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Việt Hưng Phát (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w