Tình hình phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36)

Trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục có tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 11,19%, trong đó tỉ

trọng trong GDP của dịch vụ 45%, công nghiệp – xây dựng chiếm 37,6%, nông nghiệp chiếm 16,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp [3].

GDP bình quân đầu người đạt 1003 USD, chất lượng tăng trưởng kinh tế được đảm bảo, cơ sở vật chất kĩ thuật được tăng cường, đô thị hóa tăng nhanh, môi trường đầu tư được cải thiện, khoa học công nghệ có nhiều bước tiến. Có nhiều chương trình, dự án, chiến lược trọng điểm ưu tiên cho các vùng sâu, vùng xa, các vùng bãi ngang đặc biệt khó khăn.

Riêng khu vực đầm phá TGCH, có xuất phát điểm kinh tế thấp, chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp lạc hậu, dân cư đông chủ yếu tập trung ở nông thôn, số ít sống ở các thị trấn, thị tứ nhỏ. Kết quả là chưa phát huy được các lợi thế sẵn có.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chủ yếu vẫn hoạt động nông ngư nghiệp với phương thức ít đổi mới. Lao động hoạt động nông nghiệp chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu lao động xã hội của khu vực.

Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, nhiều xã tỉ lệ nghèo còn cao. Đến năm 2011 theo UBND huyện Quảng Điền, bình quân hộ nghèo của của huyện dưới 12%, nhưng tất cả các xã ven phá Tam Giang có tỉ lệ hộ nghèo cao: Quảng An 19%, Quảng Công 16%, Quảng Lợi, Quảng Ngạn… đều trên 15%. Các xã bãi ngang khác hiện cũng được xếp vào các xã đặc biệt khó khăn.

Tóm lại, các xã ven phá TGCH được thiên nhiên ưu đãi, nhiều lợi thế song kinh tế - xã hội vẫn còn đói nghèo, đói chữ, tỉ lệ sinh đẻ cao, mức sống thấp được xem là vòng luẩn quẩn còn tồn tại nơi đây.

Trong thời gian tới, được sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, thực hiện các đề án, chiến lược với mục tiêu đến năm 2020 kinh tế khu vực đạt khá so với tỉnh, bình quân thu nhập đầu người bằng 90% mức bình quân toàn tỉnh. Các lợi thế của khu vực đầm phá sẽ được đánh thức trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36)