Các chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 72)

- Chùa Hà Trung

3.1.1. Các chiến lược phát triển

Du lịch khu vực đầm phá TGCH phát triển phải gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của người dân địa phương. Trong quá trình hoạt động du lịch, nhiều tài nguyên, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng được sử dụng chung với các hoạt động khác. Hơn nữa, hoạt động du lịch đầm phá TGCH cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích các ngành kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát huy các giá trị nhân văn của cộng đồng dân cư đầm phá. Vì vậy, cần phải có định hướng đúng đắn, hợp lí. Để làm được điều đó cần dựa vào các căn cứ sau:

- Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 12/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch khu vực Miền Trung – Tây Nguyên”.

- “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh TTH đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020” của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005).

- Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc Phê duyệt

“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”.

- Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu

Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”.

- “Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020” của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2007).

- “Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch tổng thể phát triển vùng du lịch Bắc Trung Bộ

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của Tổng cục du lịch Việt Nam (2000).

- “Báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên

Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế (2008).

- Quyết định số 1402/QĐ-UBND ngày 13/7/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

- “Kế hoạch Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực trong vùng đầm

phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2020” của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên

Huế Huế (2010).

Thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế xã hội khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” trong đó lấy du lịch làm ngành chủ lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với vùng. Trên cơ sở đó, Tỉnh đã có kế hoạch phát triển du lịch thành ngành chủ lực trong vùng đầm phá TGCH đến năm 2020. Từ đó, có những Dự án về công tác quy hoạch tổng thể, chi tiết cũng như các nhiệm vụ được phân công về cho các sở: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, UBND năm huyện đầm phá TGCH. Đây là những hoạt động có tính bước ngoặc phát triển du lịch đầm phá TGCH, diện mạo của vùng đang từng bước thay đổi.

* Về phương hướng phát triển

Thừa Thiên Huế xác định: Phát triển du lịch của tỉnh theo hướng bền vững, kết hợp gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tôn tạo các tài nguyên tự nhiên và nhân văn, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời bảo đảm lợi ích của người dân địa phương. Bởi vậy, tổ chức hoạt động du lịch phải dựa trên sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế và cả cộng đồng dân cư.

Riêng khu vực đầm phá TGCH:

- Phát huy mọi tiềm lực và lợi thế, tập trung xây dựng phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và đầm phá trở thành vùng phát triển năng động toàn diện bao gồm thuỷ sản, du lịch, nông lâm, công nghiệp chế biến.

- Về du lịch: Tập trung cải thiện môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đi đôi với tôn tạo và bảo vệ môi trường cảnh quan, hình thành tuyến du lịch đầm phá, du lịch sinh thái kết hợp văn hoá, nghiên cứu trên đầm phá.

* Mục tiêu:

Thừa Thiên Huế đưa ra mục tiêu: Phát triển du lịch làm tăng thêm giá trị nền văn hoá dân gian, giá trị của các di tích lịch sử và tự nhiên đặc thù của Thừa Thiên Huế; đồng thời nâng cao dân trí, tạo thêm công ăn việc làm, hỗ trợ phát triển cộng đồng dân cư, tăng khả năng giao lưu văn hoá, thiết lập các mối quan hệ hữu nghị,

hợp tác mới. Từ đó, định hướng xây dựng các sản phẩm đặc trưng mang tính chất văn hoá, sinh thái bản địa đặc thù có sức cạnh tranh cao, hướng tới đẳng cấp khu vực và quốc tế. Để thực hiện được các mục tiêu ấy, tỉnh xác định cần phải mạnh dạn đầu tư, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng… Ở mỗi địa phương, lựa chọn loại hình chính nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng du lịch.

Trong “Kế hoạch Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực trong vùng

đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2020” của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã

xác định mục tiêu:

- Phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế chủ lực vùng đầm phá TGCH. - Đa dạng hoá các loại hình, sản phẩm du lịch, lấy loại hình du lịch sinh thái đầm phá làm trọng tâm, kết hợp với du lịch biển, văn hoá, làng nghề để tạo thành các sản phẩm đồng bộ.

- Đóng góp trên 50% doanh thu du lịch của Vùng vào doanh thu du lịch toàn tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2020.

- Đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật để kêu gọi và thúc đẩy các dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở khu vực Thuận An và Lăng Cô, đồng thời xác định hai khu vực này là trung tâm du lịch của Vùng. Bên cạnh đó xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án du lịch biển ở Vinh Thanh, Điền Lộc, Quảng Công, Quảng Ngạn, Hải Dương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w