Công tác tổ chức hoạt động du lịch khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Ha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 65)

- Chùa Hà Trung

2.3.2.Công tác tổ chức hoạt động du lịch khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Ha

* Tình hình khai thác, bảo tồn các giá trị nhân văn phục vụ du lịch

Khu vực đầm phá có nhiều di tích được xếp hạng, bên cạnh đó công tác trùng tu được các cấp chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm. Nguồn vốn trùng tu từ ngân sách của tỉnh, huyện và nhân dân đóng góp. Một số di tích văn hóa được trùng tu: Đình Thủ Lễ, chùa Thánh Duyên, đình An Thuyền (trùng tu năm 2009), tháp chăm Mỹ Khánh (trùng tu từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 4 năm 2007), đình Bàn Môn (trùng từ năm 2010). Trong số đó, có nhiều di tích đưa vào khai thác trong các tour du lịch, tiêu biểu là đình Thủ Lễ, tháp Mỹ Khánh...

Các làng nghề truyền thống được khôi phục phát triển và được khai thác vào hoạt động du lịch. Thấy rõ nhất là làng Ngư Mỹ Thạch, làng đan lát Thủy Lập...

Ngoài ra, giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian cũng được quan tâm khôi phục và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo như điệu múa Náp.

Công tác tu bổ các di tích, khôi phục và phát triển làng nghề, phục hồi các phong tục tập quán bản địa, các giá trị nghệ thuật dân gian góp phần giữ gìn và phát huy các nét truyền thống địa phương. Đồng thời tạo nên nhiều sản phẩm du lịch nhân văn mang tính bản địa, có ý nghĩa quan trọng phát triển du lịch đầm phá.

* Các chương trình, hoạt động du lịch hiện nay ở đầm phá TGCH

- Chương trình phát triển du lịch đầm phá TGCH: Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch hệ đầm phá, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp cùng các tổ chức phi Chính phủ đã xây dựng Tour du lịch đầu tiên trên phá Tam Giang có sức hấp dẫn cao. Chương trình phát triển du lịch đầm phá chọn thôn Ngư Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền) và Đội 16 (xã Vinh Phú, huyện Phú Vang) là các địa bàn thí điểm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng vùng TGCH. Trong đó, chương trình du lịch về thôn Ngư Mỹ Thạnh được ưu tiên thử nghiệm trước.

Với kinh phí hỗ trợ 25000 USD, xây dựng 2 tuyến du lịch Sinh thái cộng đồng vùng đầm phá Tam Giang gồm:

+ Tuyến 1: Tuyến Quảng Điền với điểm nhấn là thôn Ngư Mỹ Thạch. Lộ trình Huế - Đình làng Thủ Lễ - Thôn Ngư Mỹ Thạch - Thôn Thủy Lập - Thôn Tân Mỹ (xã Quảng Ngạn).

+ Tuyến 2: Tuyến Phú Vang với điểm nhấn là thôn ngư nghiệp đội 16 xã Vinh Phú. Lộ trình Huế - Thuận An - Tháp Chăm - Khu Lăng Mộ An Bằng - Bến đò Hà Úc - Khu bảo tồn thủy sản Cồn Chìm xã Vinh Phú.

Để phát triển Tour Du lịch với điểm nhấn là thôn Ngư Mỹ Thạch, từ ngày 1/8/2009 đến 30/7/2010, dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Du Lịch Thế Giới (UNWTO) và Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Hà Lan (IUCN-NL) qua Quỹ dự án nhỏ về du lịch bền vững và đa dạng sinh học, trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế (CSRD) đã triển khai chương trình “Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn

Qua đó, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân, đồng thời cải thiện công tác quản lý du lịch tại các huyện ven đầm phá. Các tour du lịch trên dựa vào cộng đồng, các khách du lịch được khám phá và trải nghiệm các di tích lịch sử, làng nghề, các hoạt động kinh tế ở địa phương, lối sống, ẩm thực cùng thiên nhiên sóng nước Tam Giang.

- Hoạt động du lịch trên đầm phá của các Công ty Du lịch: nhận thấy xu hướng du lịch văn hóa ở vùng đầm phá TGCH ngày càng hấp dẫn du khách nên nhiều công ty du lịch đầu tư xúc tiến du lịch.

+ Công ty Du lịch Hương Giang bắt đầu giới thiệu Tour du lịch trọn ngày “Khám phá Tam Giang” từ Festival Huế năm 2004. Tour du lịch với nhiều hoạt động hấp dẫn: Du khách khám phá cảnh đẹp thiên nhiên, chứng kiến cảnh sinh hoạt của cư dân phá Tam Giang ở khu vực bến đò Vinh Tu; đến vùng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của Ngư dân thôn Trung Làng (với nhiều nò sáo và lồng nuôi hải sản), xem cảnh đánh bắt cá truyền thống và thưởng thức hải sản trên thuyền; tham quan Đập Lát, tham quan hồ tôm trên cát xã Phong Hải và tắm biển Phong Hải.

+ Công ty Du lịch Mai Linh bước đầu khảo sát Tour du lịch đầm phá, đã tổ chức Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” đưa vào khai thác trong Festival Huế năm 2010 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch đặc sắc gắn liền làng nghề và các di tích lịch sử của người dân vùng phá Tam Giang.

+ Công ty Du lịch An Thạch xây dựng Tour “Một ngày trên phá Tam Giang”. Khai thác được lợi thế của địa phương: Bãi biển nguyên sơ, nhiều hoạt động kinh tế đặc thù của cư dân đầm phá xã Quảng Công và Quảng Ngạn.

Bên cạnh đó, các công ty lữ hành khác như: Green Travel Viet, Asia travel, chi nhánh lữ hành Alba của Hà Nội, HueTourist... cũng đã xây dựng tour khám phá TGCH với đa dạng các phương tiện khởi hành (bằng thuyền, ô tô, xe máy, xe đạp) đến Thuận An hoặc bến đò Vĩnh Tu, vào lúc sáng sớm hay chiều tà ngắm bình minh hay hoàng hôn trên phá Tam Giang.

Như vậy, hiện nay hoạt động du lịch khu vực đầm phá TGCH trong đó có khai thác các giá trị nhân văn địa phương được thử nghiệm và ngày càng có nhiều Công ty Du lịch khai thác. Song nhìn chung, mọi hoạt động du lịch ở đây mới chỉ bước đầu, tiềm năng du lịch đầm phá TGCH đang dần được đánh thức.

Hiện nay Huế là trung tâm du lịch của cả nước, nổi bật với du lịch văn hóa. Du lịch Huế được làm giàu thêm bởi nhiều danh lam, thắng cảnh, nhiều giá trị văn hóa của các vùng phụ cận trong đó có khu vực TGCH. Gần đây Thừa Thiên Huế có nhiều nỗ lực để quảng bá du lịch đầm phá TGCH. Trong đó lễ hội “Sóng nước Tam Giang” diễn ra tiền Festival Huế năm 2010 là hoạt động có tính quảng bá sâu

rộng nhất. Do lễ hội nằm trong chương trình Festival nên công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi. Qua lễ hội, có nhiều hoạt động đã giới thiệu được những bản sắc văn hóa, các làng nghề truyền thống, cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của cư dân các xã của huyện Quảng Điền gắn với đầm phá.

Ngoài ra, trên các phương tiện thông tin truyền thanh, truyền hình, báo chí, các trang báo điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Quảng Điền,… các công ty du lịch đều có hoạt động quảng bá, kêu gọi đầu tư.

Thông qua những hoạt động có tính sự kiện tạo điểm nhấn thu hút du khách và các nhà đầu tư tiến hành xúc tiến các dự án du lịch đầm phá nhiều tiềm năng này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 65)