Công tác tổ chức quy hoạch phát triển du lịch đầm phá Tam Giang – Cầu Ha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 64)

- Chùa Hà Trung

2.3.1. Công tác tổ chức quy hoạch phát triển du lịch đầm phá Tam Giang – Cầu Ha

Giang – Cầu Hai

2.3.1. Công tác tổ chức quy hoạch phát triển du lịch đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Cầu Hai

Để du lịch khu vực đầm phá TGCH trở thành ngành kinh tế chủ lực của vùng, đòi hỏi có công tác tổ chức quy hoạch của các cấp chính quyền, cơ quan ban ngành. Việc quy hoạch hợp lí, đúng hướng sẽ khai thác tốt những tiềm năng du lịch của khu vực.

Triển khai Quyết định của Thủ tướng chính phủ về đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đến năm 2020”, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kế hoạch “Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực trong

vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đến năm 2020”. Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã rất chú trọng đến quy hoạch du lịch đầm phá:

Hoàn thành quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh đến năm 2025 làm cơ sở cho phát triển loại hình và sản phẩm du lịch của khu vực TGCH; triển khai chương trình quy hoạch, Điều chỉnh quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế; Quy hoạch du lịch các huyện đầm phá, trên cơ sở quy hoạch của Tỉnh, các huyện quy hoạch chi tiết cụm, điểm du lịch đầm phá; rà soát các quy hoạch ngành thủy sản, làng nghề để có giải pháp tối ưu cho vùng đầm phá [29].

Trong đó xác định loại hình cốt yếu để phát triển du lịch đầm phá là du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với làng nghề, du lịch văn hóa cộng đồng. Như vậy, hoạt động du lịch ở đây không thể thiếu du lịch nhân văn. Trong kế hoạch cũng chỉ rõ, phát triển du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa (chùa Thánh Duyên, tháp chăm Mỹ Khánh, thành Hóa Châu…), phát triển các lễ hội, các làng nghề vùng đầm phá. Hiện có nhiều dự án du lịch đầm phá TGCH: Khu nghỉ dưỡng biển Hải Dương, Khu nghỉ dưỡng biển Quảng Ngạn, Khu nghỉ dưỡng biển Tư Hiền, Khu sinh thái Vinh Thanh, Khu sinh thái đầm Cầu Hai. Các dự án tiến hành trong thời gian từ 2011 đến 2020, khi hoàn thành sẽ góp phần khai thác tốt hơn các giá trị nhân văn vào hoạt động du lịch.

Quá trình tổ chức quy hoạch chi tiết khu vực đầm phá TGCH cũng mới chỉ bắt đầu, để quy hoạch tốt và đồng bộ đòi hỏi phải xem xét mối quan hệ khu vực đầm phá TGCH với cố đô Huế. Cần có sự phối hợp giữa các huyện liên quan để quá trình hoạt động du lịch không phá vỡ tính hệ thống trong hệ đầm phá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w