Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 28)

2.1.2.1. Khí hậu

TGCH nằm chính giữa vành đai nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nơi giao thoa của hai miền khí hậu nhiệt đới ở phía nam và á nhiệt đới ở phía bắc. Do đó vùng TGCH có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trưng với nền nhiệt độ cao, bức xạ dồi dào, chế độ mưa không giống bất kì vùng nào ở nước ta. Cụ thể:

- Tổng bức xạ năm: 120 – 140 kcal/cm2, đạt cực đại tháng V, cực tiểu tháng XII, cân bằng bức xạ dương: 70 – 8 kcal/cm2.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm cao: 24,50C, biên độ năm đạt 100C. Các tháng nóng là VI, VII, VIII (trên 290C); các tháng lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc là: XII, I, II (18 – 210C).

Lược đồ 2.1. Lược đồ các xã ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Thừa Thiên Huế

- Lượng mưa trung bình thấp so với trung bình toàn tỉnh, đạt từ 2500 – 3000 mm/năm, tập trung vào tháng IX, X, XI. Mùa mưa từ tháng XIII đến tháng I năm sau.

- Độ ẩm không khí trung bình 83,5%, mùa ẩm từ tháng IX đến tháng IV năm sau, mùa khô từ tháng V đến tháng VIII.

- Gió: Hướng đông chiếm tần suất 56% với tốc độ ưu thế từ 5 - 7m/s. Mùa đông thường có hướng tây, tây bắc. Mùa hè hướng đông và tây nam.

Bão xảy ra các tháng VII đến tháng XI, tập trung tháng XIII, IX. Trung bình có 1 đến 4 cơn bão ảnh hưởng đến khu vực mỗi năm; 0,5 đến 1 cơn bão/năm đổ bộ trực tiếp. Bão gây mưa lớn, gió mạnh kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về làm cho nước dâng lên cao, có thể đạt 2m [4].

2.1.2.2. Địa hình

Đầm phá TGCH là dạng địa hình lagoon đặc trưng, được ngăn cách với Biển Đông bởi doi cát. Dải cồn, đụn cát chắn bờ và phá chiếm 9% diện tích toàn tỉnh. Xung quanh đầm phá là dải đồng bằng.

Địa hình ven bờ sau đầm phá ít phân dị độ cao, thường không quá 10m, chủ yếu các dạng tích tụ có nguồn gốc sông, biển tạo nên đồng bằng cát cao 4 - 10m, đồng bằng châu thổ cao 3 - 6m. Các vùng cửa sông châu thổ ven đầm phá có dạng địa hình bãi bồi ven sông và bãi bồi tam giác châu với độ cao phổ biến dưới 1m, được sử dụng trồng lúa nước, hoa màu.

Địa hình dải cát ngăn cách giữa biển và đầm phá là hệ thống cồn đụn cát nối liền dọc bờ biển kéo dài 102 km, rộng trung bình 4,5 km, cao trung bình khoảng 10m, nơi cao nhất 32m.

Những đặc điểm địa hình đầm phá đa dạng, có diện tích mặt nước lớn, có đồng bằng ven biển, doi cát, địa hình cửa sông, phá… kết hợp các yếu tố khác thuận lợi phát triển du lịch.

2.1.2.3. Thủy văn

Đầm phá TGCH là nơi hội tụ hầu hết các con sông của Thừa Thiên Huế (trừ sông A Sáp, sông Bu Lu). Tổng diện tích lưu vực đổ vào đầm phá gần 4000 km3, thoát ra biển qua cửa Thuận An và Tư Hiền.

Chế độ hải văn ven bờ ngoài đầm phá khá phức tạp. Chế độ triều ở Thuận An là bán nhật triều đều với biên độ chỉ từ 35 - 50cm, cửa Tư Hiền là bán nhật triều không đều với biên độ 55 - 110cm.

Độ cao của sóng thay đổi theo mùa, độ cao phổ biến từ 0,5 đến 1,5m (mùa đông), 0,3 đến 0,5m (mùa hè), còn sóng bão đạt 3 - 4m.

Mực nước đầm phá biến đổi rõ theo thời gian, không gian. Mùa cạn đỉnh mưa nước luôn thấp hơn đỉnh triều 25 - 35cm (Cầu Hai), 5 - 15cm (Tam Giang). Do đó gây xâm nhập mặn đầm phá và các con sông. Mùa lũ mực nước đầm phá luôn cao hơn mực biển, 70cm (Cầu Hai). Biên độ triều đầm phá nhỏ hơn ở biển và sông: 30 - 50cm (Tam Gang), 10 - 20cm (Cầu Hai). Còn dao động mực nước lớn nhất năm là 70cm (Tam Giang), 100cm (Cầu Hai).

Sóng trong đầm phá không lớn và do gió tạo nên, thường độ cao 5 - 15cm khi có gió mạnh và 30 - 50cm khi gió bão. Dòng chảy trong đầm phá yếu nhưng phức tạp, phụ thuộc dòng chảy triều, gió, sông, địa hình… [10]

Độ mặn trong đầm phá giao động từ 1 - 33% thay đổi theo mùa và tính phân tầng độ mặn lớn chưa từng gặp ở ven biển Việt Nam trong mực nước chỉ sâu 1 - 2m (đặc biệt ở Tam Giang và cửa sông Hương). Điều này gặp nhiều khó khăn cho nuôi trồng thủy sản.

2.1.2.4. Sinh vật

Do có sự thay đổi phức tạp độ mặn, phân hóa địa hình, khí hậu chuyển tiếp giữa dải ven bờ tây vịnh Bắc Bộ và Trung Bộ, giữa biển và lục địa nên quần xã sinh vật đầm phá TGCH khá đặc biệt, sinh vật vừa mang tính chuyển tiếp tạo tính đa dạng đồng thời có những nét đặc hữu. Ở đây đã phát hiện được khoảng 900 loài sinh vật (7 loài cỏ biển, 7 loài thực vật ngập mặn, 230 loài cá, 73 loài chim nước, nhiều giáp xác, thân mềm). Trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm [14].

Có các hệ sinh thái vùng cửa sông như bãi lầy sú vẹt, bãi triều, thảm cỏ trong đầm phá. Đây là các sân chim di cư từ phương bắc vào mùa đông.

Nói chung, với hệ địa vực nước lợ của địa hình đầm phá đã tạo nên tính đa dạng, phong phú và tính đặc hữu của sinh vật. Đây là nguồn lợi nuôi sống ngư dân vùng đầm phá bao đời nay, đồng thời tạo nên các giá trị nhân văn đặc trưng gắn liền với cuộc sống sông nước. Tuy nhiên, do khai thác quá mức đã và đang làm cạn kiệt tài nguyên sinh vật. Việc nuôi trồng thủy sản thiếu khoa học làm ô nhiễm môi trường, mất đi những giá trị của đầm phá.

Với điều kiện tự nhiên nói trên, vùng đầm phá TGCH có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, văn hóa, giáo dục và khoa học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w