Định hướng tổ chức không gian khai thác du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 76)

- Chùa Hà Trung

3.2.2. Định hướng tổ chức không gian khai thác du lịch nhân văn

Xác định và quy hoạch một cách hợp lí các khu vực trọng yếu để phát triển du lịch trong đó khai thác tốt TNDL nhân văn là việc làm rất cần thiết. Căn cứ vào sự phân bố TNDL, các nguồn lực và các điều kiện tác động đến sự phát triển du lịch, địa bàn Thừa Thiên Huế được tổ chức thành 3 cụm du lịch [28].

- Cụm du lịch thành phố Huế - dải ven biển và phụ cận.

- Cụm du lịch Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân.

- Cụm du lịch A Lưới - đường mòn Hồ Chí Minh.

Trong đó, mỗi cụm khai thác các tài nguyên đặc trưng riêng, kết hợp đa dạng các loại hình du lịch nhằm xây dựng sản phẩm du lịch phong phú và hấp dẫn.

Khu vực phá Tam Giang nằm trong “Cụm du lịch thành phố Huế - dải ven biển và phụ cận”.

+ Quy mô bao gồm khu vực thành phố Huế, dải ven biển dọc theo phá Tam Giang và các xã lân cận thuộc huyện Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Vang.

+ Tài nguyên du lịch của cụm tương đối đa dạng, độc đáo với mật độ tập trung cao mà bao trùm và nổi bật hơn cả là tài nguyên nhân văn với các di tích văn hoá - lịch sử - kiến trúc. Các điểm du lịch nổi bật là quần thể di tích văn hóa Huế, bãi biển Thuận An, phá Tam Giang, suối khoáng nóng Mỹ An…

+ Tính chất loại hình và sản phẩm du lịch tiêu biểu: Du lịch văn hoá với các sản phẩm chính như du lịch lễ hội, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực, du lịch tham quan danh thắng; du lịch nghiên cứu, hội nghị, hội thảo; du lịch mua sắm; du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh; du lịch sinh thái cộng đồng đầm phá và du lịch biển, du lịch cuối tuần, du lịch tâm linh…

Khu vực đầm Cầu Hai thuộc cụm: “Cụm du lịch Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân”.

+ Trải dài trong một không gian rộng lớn phía Đông Nam tỉnh. Các điểm du lịch tiêu biểu thuộc cụm là bãi biển Cảnh Dương, bãi biển Lăng Cô, Bãi Cả, vườn quốc gia Bạch Mã, hòn Sơn Chà, Suối Voi, đèo Hải Vân, đầm Cầu Hai...

+ TNDL nổi bật là các yếu tố tự nhiên với rừng nguyên sinh, cảnh quan khu vực đèo Hải Vân, các bãi biển và thác, hồ, đầm như thác Nhị Hồ, suối Voi, hồ Truồi, đầm Cầu Hai, đầm Lập An.

Lược đồ 3.1. Lược đồ tổ chức cụm du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Tính chất loại hình và sản phẩm du lịch tiêu biểu: Du lịch nghỉ dưỡng bao gồm nghỉ dưỡng biển và nghỉ dưỡng núi; du lịch thể thao biển (bao gồm cả du lịch mạo hiểm); du lịch cộng đồng làng bản; du lịch sinh thái…

Như vậy hệ đầm phá TGCH sẽ kết nối với Cố đô Huế tạo thành quần thể tổng hợp du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Từ vùng TGCH hình thành các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch chữa bệnh bên cạnh đó kết nối với các khu bảo tồn, làng nghề hình thành tuyến du lịch biển và đầm phá.

* Tuyến điểm du lịch

Do các TNDL nhân văn và TNDL tự nhiên có sự phân bố đan xen. Hơn nữa các giá trị nhân văn cũng đặc trưng, hài hòa với thiên nhiên nơi con người sinh sống. Vì vậy, để tạo tính hấp dẫn trong tuyến du lịch cần khai thác cùng lúc nhiều sản phẩm du lịch, nhiều loại hình cho du khách có nhiều lựa chọn.

Khu vực đầm phá TGCH nằm trong tuyến nội tỉnh với các tuyến chính:

- Tuyến du lịch thành phố Huế - Thuận An - Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai. Cơ sở lưu trú: Nhà nghỉ dân dã ven đầm phá TGCH.

- Tuyến du lịch Thành phố Huế - Quảng Điền - Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Cơ sở lưu trú: Khách sạn ở thành phố Huế, các nhà nghỉ ở biển Quảng Điền, khu suối nước nóng Thanh Tân.

- Tuyến du lịch ven biển từ thành phố Huế qua cửa Tư Hiền đến Cảnh Dương - Chân Mây - Lăng Cô. Cơ sở lưu trú: Khách sạn ở Thành phố Huế, khu đô thị mới Chân Mây….

Trên cơ sở đó xây dựng các tuyến giữa Huế với khu vực đầm phá khai thác tài nguyên nhân văn vào hoạt động du lịch.

Tuyến đường Thủy gồm các tuyến:

+Tuyến sông Hương – Phá Tam Giang – Cầu Hai. + Tuyến sông Hương (Huế) – Phá Tam Giang. + Tuyến sông Hương – Đầm Cầu Hai.

+ Tuyến sông Bồ (An Lỗ) - Phá Tam Giang .

Tuyến đường thủy khai thác loại hình du lịch sinh thái sông nước, du lịch sinh thái phá Tam Giang kết hợp các điểm đến là các làng nghề, các di tích và cuộc sống của người dân gắn liền sông nước.

Lược đồ 3.2. Lược đồ định hướng xây dựng tuyến điểm du lịch khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đến năm 2020

Tuyến du lịch kết hợp đường bộ và đường thủy:

+ Tuyến: Huế - Thuận An - Phú Diên – Phú An - Vinh Hiền - Vinh Phú.

Đường vận chuyển: Quốc lộ 49, tỉnh lộ 10B, 10A, 10C và tỉnh lộ 577, đường thủy theo dòng Hương Giang, trên đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Cầu Hai.

Các điểm du lịch: Nhà tưởng niệm Bác Hồ (làng Dương Nỗ), suối khoáng nóng Mỹ An (Phú Dương), bãi biển (Thuận An, Vinh Thanh, Đông Dương Hàm Rồng), tháp Chàm Mỹ Khánh, khu lăng mộ An Bằng, chùa Thánh Duyên trên núi Túy Vân, tháp Linh Thái, khu bảo tồn thủy sản Cồn Chìm – Vinh Phú, làng nghề nấu rượu và làm trướng liễn An Truyền, làng chài Thái Dương Hạ, Phương Diên, Hiền An, làng bánh tráng Vinh Thanh, đội ngư nghiệp đội 16 xã Vinh Phú.

+ Tuyến: Huế - Thủ Lễ - Ngư Mỹ Thạnh - Thủy Lập - làng Tân Lập - Hải Dương

Đường vận chuyển: Quốc lộ 49B, tỉnh lộ 4, tỉnh lộ 8, đường thủy theo dòng Hương Giang và dọc phá Tam Giang.

Các điểm du lịch: Nhà tưởng niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đình làng Thủ Lễ, đan lát Bao La, phòng trưng bày mẫu sinh vật đầm phá, làng chài thôn Ngư Mỹ Thạch, làng nghề đan lát và trồng rau xanh Thủy Lập, đình Thủy Lập, địa đạo Quảng Thái, thành cổ Hóa Châu, làng hoa kiểng Điền Hòa, di tích Chăm làng Thế Chí Tây, làng cổ Phước Tích, làng mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, các bãi biển

(Phong Hải, Quảng Ngạn, Hải Dương), tràm chim Bắc Biên, Rú Chá. Ngoài ra, các Công ty lữ hành có thể xây dựng các tuyến:

+ Huế - Bao Vinh - Thanh Phước - Hương Phong - Hải Dương. + Huế - Thuận An - Vinh Thanh - Túy Vân - Cầu Hai.

+ Huế - Túy Vân - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Sơn Chà. + Tuyến đường bộ vòng quanh đầm phá TGCH.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 76)