Xây dựng chương trình du lịch hợp lí, hấp dẫn dựa vào tính đa dạng, đặc trưng của sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 81)

- Chùa Hà Trung

3.3.1. Xây dựng chương trình du lịch hợp lí, hấp dẫn dựa vào tính đa dạng, đặc trưng của sản phẩm du lịch

trưng của sản phẩm du lịch

Theo xu hướng chung trên thế giới, nhu cầu du lịch văn hóa ngày càng cao, những người chọn du lịch văn hóa thường là người có trình độ. Vì vậy, bên cạnh khai thác lợi thế du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng khu vực đầm phá TGCH phải kết hợp khai thác các giá trị nhân văn đặc trưng của địa phương. Khi xây

dựng các chương trình du lịch cần hướng đến xu hướng về nhu cầu và thị hiếu, trình độ văn hóa của khách du lịch. Từ đó, khai thác tốt các thị trường khách địa phương, trong nước, ngoài nước...

Để các chương trình hấp dẫn còn chú ý đến sở thích đối tượng khách theo độ tuổi. Một số vấn đề mà các nhà hoạch định, quản lí, Công ty Du lịch và người dân cần quan tâm khi xây dựng chương trình du lịch ở khu vực:

- Tổ chức hoạt động du lịch ở khu vực TGCH nên có sự tham gia của cộng đồng địa phương, góp phần giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, khai thác và bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên do có lợi ích của dân.

- Thiết kế số lượng khách và số ngày thực hiện cho mỗi tour du lịch: Để đảm bảo giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa, môi trường tự nhiên nên hạn chế số lượng khách thích hợp cho mỗi đoàn khoảng từ 30 - 40 người. Độ dài tour có thể 1 ngày, 1 ngày 1 đêm, 2 ngày một đêm, hoặc dài hơn (tùy theo nhu cầu). Chuẩn bị nơi dừng chân, nghỉ qua đêm chu đáo ở các nhà dân ven đầm phá.

- Lựa chọn phương tiện vận chuyển: Du khách có nhiều lựu chọn cách khởi hành đến với TGCH như ghe thuyền, xe đạp, xe máy, ô tô. Du khách có nhiều tuyến, điểm đến để lựa chọn.

- Xây dựng các hoạt động giao lưu, văn hóa, văn nghệ với dân địa phương, đặc biệt là ban đêm.

+ Giao lưu khám phá văn hóa, cuộc sống người dân.

+ Mở ra các hoạt động thưởng thức ẩm thực dân giã: Màn biểu diễn nấu nướng, khách học cách chế biến, thi đua trổ tài về các món ăn đặc sản dân gian, các món ăn hải sản của địa phương, thưởng thức các món ăn.

+ Tổ chức các trò chơi dân gian có thưởng: Sân chơi tại trụ sở thôn, tại đình làng, văn hóa xã với các trò chơi dân gian như kéo co, bài chòi, đánh đu, hái hoa dân chủ, thi kể chuyện... có sự tham gia của du khách.

+ Xây dựng hình thức home stay (ở lại nhà dân): Du khách có thể tham gia các hoạt động khai thác thủy sản về đêm cùng chủ nhà ở các làng ven phá Tam Giang thuộc các xã Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Ngạn, Vinh Phú...; thưởng thức không gian bao la, tĩnh mịch của phá Tam Giang; khám phá thêm về nếp sinh hoạt nhà chồ cũng như cuộc sống thường nhật của ngư dân vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế.

- Xây dựng các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng kết hợp: Lồng ghép với các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng biển tại Thuận An, Quảng Ngạn, Vinh Thanh, Vinh Hiền, Cảnh Dương; nghỉ dưỡng chữa bệnh tại suối khoáng nóng Mỹ An; tham quan sinh thái tại Rú Chá, tràm chim Bắc Biên và các bãi giống, bãi cá đẻ; tham quan các di tích văn hóa – lịch sử đặc trưng như chùa Thánh Duyên, tháp Mỹ Khánh, các địa điểm cách mạng, nhà tưởng niệm đại tướng Nguyễn Chí Thanh, làng nghề truyền thống...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w