- Chùa Hà Trung
3.3.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
- Cần đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch cung cấp cho khu vực đầm phá TGCH đến năm 2020. Thông qua hệ thống đào tạo ở Huế nâng cao trình độ cán bộ, công chức các ngành, các cấp về pháp luật, quản lí, điều hành các lĩnh vực kinh tế đầm phá và biển.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế, phối hợp với Trường Trung cấp và Cao đẳng nghề du lịch Huế, Khoa du lịch - Đại học Huế, Khoa du lịch Đại học dân lập Phú Xuân lồng ghép các chương trình, dự án tài trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tại chỗ cho đội ngũ lao động nông dân đầm phá về hoạt động du lịch. Cấp xã, thôn cung cấp những thông tin cho người dân, tuyển chọn lực lượng tham gia hoạt động du lịch tại địa phương.
- Phối hợp giữa các công ty du lịch với các trường, đào tạo chính quy, chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực quản lí, tiếp nhận những kinh nghiệm, xu hướng du lịch trong và ngoài nước. Cần có chiến lược cung cấp kịp thời nguồn nhân lực du lịch có tính chuyên nghiệp cao.
- Đào tạo đội ngũ trực tiếp phục vụ du khách:
+ Đào tạo lực lượng hướng dẫn viên có am hiểu sâu văn hóa địa phương và kĩ năng giao tiếp với du khách, biết trình độ ngoại ngữ.
+ Đào tạo về kiến thức nghệ thuật ẩm thực, biểu diễn cách chế biến, trình bày đẹp mắt, ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Phát huy những món ăn dân giã của địa phương phục vụ du khách.
+ Hướng dẫn đội ngũ biết thiết kế, bài trí các điểm tham quan hợp lí, sắp đặc cơ sở lưu trú tại gia để du khách có nhu cầu lưu trú.
- Đào tạo lực lượng lao động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tiếp thị du lịch, nắm bắt nhu cầu và thị hiếu khách du lịch.
- Có nhiều chính sách ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực lao động ở địa phương, nhất là các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Nhằm thu hút lực lượng lao động có trình độ, có chuyên môn nghiệp vụ ngay tại các địa phương.
- Có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân làng nghề, phát huy sáng tạo và năng lực phục vụ du lịch.