Cơ sở pháp lý cho việc vận dụng công cụ tài chính phái sinh lãi suất:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 60)

Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành những qui định về công cụ tài chính phái sinh để hướng dẫn các NHTM triển khai và quản lý các CCTCPS như Quyết Định số 430/QĐ –NHNN13 ngày 24/12/1997 qui định về các giao dịch hoán đổi giữa NHNN và NHTM. Thông qua Quyết định này của NHNN, giao dịch hoán đổi xuất hiện như là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam. Sau này, các giao dịch hoán đổi được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 893/2001 /QĐ-NHNN ngày 17/7/2001. Tiếp theo đó, NHNN ban hành Quyết Định số 65/1999/QĐ –NHNN7 ngày 25/2/1999 qui định về các giao dịch kỳ hạn.

Đối với các giao dịch hoán đổi lãi suất, NHNN đã ban hành Quyết định số 1133/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD, các doanh nghiệp được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất và sau đó được thay thế bằng Quyết Định số 62/QĐ- NHNN ngày 26/12/2006. Theo Quyết Định này, các giao dịch hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn tại NH, giữa NH với những doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, kể cả vay vốn nước ngoài, giữa các NH trong nước với nhau và giữa các NHTM trong nước với các TCTD nước ngoài.Theo Quyết Định này thì có các

trường hợp giao dịch hoán đổi lãi suất được thực hiện như: hoán đổi lãi suất một đồng tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ), hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hay hoán đổi tiền tệ chéo, hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai và hoán đổi lãi suất cộng dồn.

Thông qua Quyết Định này, một số NHTM đã vận dụng các giao dịch hoán đổi lãi suất để phòng ngừa rủi ro lãi suất và triển khai cung cấp hợp đồng hoán đổi lãi suất cho các doanh nghiệp.

NHNN qui định điều kiện thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất đối với các ngân hàng thương mại cho các khách hàng phải đảm bảo các điều kiện như sau:

- Có vốn tự có từ 1.000 tỷ đồng hoặc giá trị tương đương trở lên.

- Đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN Việt Nam.

- Đã có quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro.

- Có tổng lãi ròng các giao dịch hoán đổi lãi suất là số dương, trường hợp tổng lãi ròng này là số âm thì tối đa bằng 5% vốn tự có của ngân hàng đó.

- Đối với trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất ngoại tệ, thì phải được NHNN Việt Nam cho phép hoạt động ngoại hối.

- Đối với trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền, phải thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối liên quan đến việc trao đổi vốn gốc.

Các doanh nghiệp và ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất của chính mình, phải có đủ các điều kiện:

- Có giao dịch gốc được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Giao dịch gốc đó là một trong các giao dịch tiền gửi, phát hành hoặc đầu tư giấy tờ có giá, vay vốn, cho thuê tài chính, mua hàng hoá trả chậm.

- Có khả năng tài chính hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm do hai bên thoả thuận để thực hiện nghĩa vụ thanh toán số lãi ròng phải trả cho ngân hàng.

suất trong đó ngân hàng BIDV là ngân hàng đầu tiên được cấp giấy phép để cung cấp quyền chọn lãi suất cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sau đó các ngân hàng Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank, Vietcombank, HSBC Việt Nam, Citibank…

NHNN cũng ban hành văn bản số 1121/NHNN-CSTT ngày 23/12/2008 yêu cầu các ngân hàng nộp báo cáo về việc thực hiện các công cụ phái sinh, đặc biệt là các giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm giúp cho NHNN có thể thu thập số liệu thực tế để đánh giá việc thực hiện các công cụ phái sinh đồng thời giúp NHNN có cơ sở để hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường quản lý và giám sát những vấn đề liên quan đến công cụ phái sinh.

Về chế độ kế toán nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại, NHNN ban hành Quyết Định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 7/10/2006 qui định các công cụ tài chính phái sinh ghi nhận lần đầu tiên theo giá trị giao dịch, sau đó sẽ được thẩm định lại và ghi nhận gần với giá trị hợp lý thị trường. Ngoài ra, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư Số: 129/2008/TT-BTC qui định các dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm hoán đổi lãi suất… thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Đây chính là động lực giúp thị trường CCTCPS phát triển mạnh hơn trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)