Những thuận lợi:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 87)

3.2.1.1 Sự hỗ trợ của NHNN và Chính phủ về chủ trƣơng, chính sách và hình thành khung pháp lý cho các giao dịch phái sinh lãi suất:

NHNN đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện các giao dịch phái sinh lãi suất mặc dù chưa hoàn chỉnh do thị trường giao dịch phái sinh vẫn còn mới mẻ đối với Việt Nam nhưng cũng đã hỗ trợ pháp lý bước đầu giúp cho ngân hàng triển khai và thực hiện các giao dịch phái sinh.

3.2.1.2 Sự gia tăng mạnh mẽ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam:

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam do có nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ. Khi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, họ chuyển giao không những về công nghệ kỹ thuật mà còn chuyển giao những kiến thức quản lý tài chính hiện đại trong đó có các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro và giúp cho các công cụ tài chính phái sinh sẽ trở nên quen thuộc hơn đối với thị trường tài chính Việt Nam trong tương lai.

3.2.1.3 Mạng lƣới ngân hàng hoạt động rộng khắp, thị phần rộng lớn trong cả nƣớc:

Thế mạnh lớn nhất của các NHTMCP Việt Nam là mạng lưới hoạt động rộng khắp các tỉnh, thành trong cả nước nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa, tiếp cận nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các sản phẩm phái sinh được vận dụng không chỉ nhằm mục đích quản trị rủi ro lãi suất cho chính các ngân hàng mà còn đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phục vụ nhu cầu khách hàng trong nước bao gồm cả khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng. Phạm vi khách hàng không thu hẹp tại các thành phố lớn mà vươn ra khắp các tỉnh, thành trên lãnh thổ Việt Nam. Điểm mạnh này khiến cho việc phổ biến những kiến thức về sản phẩm phái sinh một cách rộng khắp và nhanh chóng. Khi khách hàng quan tâm và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng sẽ tạo điều kiện để các NHTMCP Việt Nam vừa có thể thu phí dịch vụ vừa có thể tham gia giảm thiểu rủi ro lãi suất của chính ngân hàng trước những biến động khó lường của lãi suất.

3.2.1.4 Thị trƣờng giao dịch phái sinh lãi suất của Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nƣớc trên thế giới nhƣng mang lại cho Việt Nam những thuận lợi đáng kể:

Do thị trường giao dịch phái sinh ra đời muộn nêncác NHTMCP Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, tránh được những khuyết điểm mà các nước đi trước gặp phải, từ đó giảm thiểu những chi phí, thời gian và sức lực trong nghiên cứu các CCTCPS lãi suất. Cùng với tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới theo lộ trình WTO, các NHTMCP Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến trong việc thực hiện các giao dịch phái sinh của các nước phát triển trên thế giới và nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của các tổ chức tài chính ngân hàng thế giới.

3.2.2 Những khó khăn:

- Khung pháp lý vẫn chưa được hoàn chỉnh để thể hiện rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia nên chưa khuyến khích các nhà đầu tư tham gia hoạt động giao dịch phái sinh.

- Khó khăn cho việc thực hiện các giao dịch phái sinh lãi suất là ở Việt Nam vẫn chưa có thị trường phái sinh đúng nghĩa. Các giao dịch kỳ hạn và tương lai phải

giao dịch trên sàn nước ngoài như London hay New York. Còn các giao dịch quyền chọn và hoán đổi được giao dịch trên thị trường ngoại hối hay tiền tệ. Các giao dịch hoán đổi lãi suất đều được thực hiện đối ứng với các ngân hàng nước ngoài để phòng ngừa rủi ro, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian để hưởng chênh lệch lãi suất.

- Chính sách lãi suất vẫn được sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN, lãi suất vẫn chưa thật sự được vận hành theo cung cầu của thị trường.

- Thông tin thị trường tài chính vẫn chưa thật sự minh bạch và công khai hóa. - Chưa có một tổ chức chuyên nghiệp có uy tín, khách quan làm công việc nghiên cứu, dự báo sự biến động lãi suất và công bố kết quả dự báo. Mặc dù ngân hàng có thực hiện công việc này nhưng đối với khách hàng thì những thông tin này chưa khách quan nên không mạnh dạn tham gia giao dịch các sản phẩm phái sinh.

- Mức độ hội nhập với thị trường tài chính thế giới chưa cao, chưa bị tác động mạnh mẽ từ những cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, vì thế các nhà đầu tư Việt Nam chưa lĩnh hội và tiếp cận được các sản phẩm tài chính hiện đại đồng thời việc sử dụng CCTCPS trong phòng ngừa rủi ro cũng chưa trở thành nhu cầu bức xúc cùng với tư duy kinh doanh truyền thống còn phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam.

- Trang thiết bị công nghệ ngân hàng vẫn còn lạc hậu chưa theo kịp với các nước trên thế giới, nhất là các trang thiết bị, hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến công cụ tài chính phái sinh vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức do khả năng tài chính của các NHTMCP còn hạn hẹp.

- Sự nhận thức về phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp còn yếu kém và chưa có chính sách phòng ngừa rủi ro lãi suất cũng như phân định về hạn mức trách nhiệm cho các nhà quản lý tài chính để họ không còn tâm lý lo sợ trách nhiệm trong việc áp dụng các chiến lược quản trị rủi ro tài chính trong công ty. Hơn nữa, năng lực quản lý tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế do chưa có những nhà quản lý tài chính có năng lực có thể nắm vững kiến thức và vận dụng

công cụ tài chính phái sinh một cách có hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất cho doanh nghiệp.

Đó chỉ là những khó khăn bước đầu trong quá trình triển khai các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Để giải quyết những khó khăn trên thì việc đề ra giải pháp để phát triển CCTCPS lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam là rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế, tài chính của Việt Nam trong tương lai.

3.3 Giải pháp vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam: suất tại các NHTMCP Việt Nam:

3.3.1 Những giải pháp vĩ mô:

3.3.1.1. Về phía Ngân hàng Nhà Nƣớc:

Hoàn thiện hệ thống pháp lý và ban hành các văn bản hƣớng dẫn thống nhất về nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất cho các NHTMCP Việt Nam:

Ngân hàng Nhà Nước cần ban hành các văn bản pháp luật rõ ràng, cụ thể nhằm khuyến khích sử dụng CCTCPS trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Các văn bản pháp lý cần quy định rõ ràng về cơ chế hoạt động của thị trường CCTCPS lãi suất, mở rộng qui mô của thị trường, tạo sự ổn định lâu dài và khuyến khích sự tham gia thị trường của công chúng.

Hiện tại, NHNN đã ra Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. Ngoài ra, các nghiệp vụ khác liên quan đến phòng ngừa rủi ro lãi suất vẫn chưa được ban hành và hướng dẫn cụ thể như nghiệp vụ: kỳ hạn lãi suất, quyền chọn lãi suất, giao sau lãi suất. Cơ sở pháp lý phải được thông qua mới tạo điều kiện cho các NHTMCP và các doanh nghiệp thấu hiểu và thực thi.

Ngân hàng Nhà Nƣớc cần để lãi suất thị trƣờng vận hành theo cung cầu trên thị trƣờng và chỉ can thiệp khi cần thiết nhằm ổn định kinh tế:

Tự do hóa lãi suất là điều kiện cần thiết để thị trường tài chính vận động và phát triển một cách khách quan. Khi có biến động lãi suất xảy ra, các ngân hàng và các doanh nghiệp sẽ phải tìm cách phòng ngừa rủi ro lãi suất cho chính mình, từ đó

các CCTCPS lãi suất sẽ được áp dụng rộng rãi trên thị trường tài chính và giúp thị trường tài chính Việt Nam phát triển cao hơn.

Hoàn thiện các quy chế về đảm bảo an toàn trong việc thực hiện nghiệp vụ phái sinh của các NHTMCP:

Theo quy định của Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS), mức rủi ro của một danh mục các hợp đồng phái sinh đối với ngân hàng bao gồm hai phần: rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm năng. Rủi ro hiện tại được xác định căn cứ vào các luồng thanh toán của các bên đối tác. Rủi ro tiềm năng của các hợp đồng phái sinh có tính đến xác suất mất khả năng thanh toán của các đối tác trong tương lai khi dự báo sự biến động của thị trường (biến động lãi suất và tỷ giá). Điều này phụ thuộc vào thời hạn còn lại của các hợp đồng phái sinh. Việc xác định mức rủi ro của danh mục các giao dịch phái sinh của ngân hàng là căn cứ để hình thành tỷ lệ quy đổi rủi ro đối với các giao dịch này cũng như tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho phù hợp. Xu hướng sử dụng các nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro về lãi suất sẽ ngày càng phổ biến trong hoạt động của các ngân hàng hiện đại. Theo Quyết định 457/2005/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 19/4/2005 về “ Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” đã có quy định tỷ lệ quy đổi rủi ro cho các cam kết ngoại bảng thuộc về các giao dịch phái sinh lãi suất và ngoại hối. Tuy nhiên, đối với vấn đề trích lập dự phòng rủi ro hiện tại NHNN mới chỉ có quy định cho rủi ro tín dụng mà chưa có quy định cho rủi ro phát sinh từ việc thực hiện các nghiệp vụ phái sinh. Vì vậy, NHNN cần sớm nghiên cứu hoàn thiện các văn bản pháp lý cần thiết để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTMCP.

Ngoài ra, NHNN cần thiết lập Trung Tâm thanh toán bù trừ trong giao dịch các hợp đồng phái sinh, thiết lập quy chế ký quỹ để đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh, mua bán các hợp đồng phái sinh lãi suất.

Nâng cao hiệu quả thị thƣờng thông qua công khai hóa và minh bạch về thông tin.

Thị trường tài chính phái sinh là thị trường tài chính bậc cao, thông tin đóng vai trò quan trọng trong các quyết định đầu tư, phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp, NHNN cần tiếp tục ban hành các văn bản qui định chi tiết hơn về việc phải công bố công khai đầy đủ những thông tin cần thiết về việc thực hiện nghiệp vụ phái sinh cũng như những chế tài nghiêm khắc đối với các vi phạm về công bố thông tin.

Ngân hàng Nhà Nƣớc cần quan tâm thực hiện tốt việc dự báo những biến động của lãi suất thị trƣờng, cung cấp thông tin cho các NHTMCP trong việc đo lƣờng rủi ro lãi suất:

NHNN cần thực hiện tốt việc dự báo những biến động của lãi suất trong tương lai theo từng kỳ hạn tương xứng với kỳ hạn định giá lại của các khoản mục tài sản của các ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các NHTMCP đo lường đánh giá rủi ro lãi suất một cách chính xác. Thông qua việc thu thập các thông tin về các nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp tới lãi suất trong ngắn hạn và dài hạn như: giá cả, thu nhập thực tế, mức cung tiền…NHNN có thể đưa ra những dự đoán tương đối chính xác về sự thay đổi của lãi suất. Việc dự báo lãi suất không chỉ thực hiện với lãi suất thị trường trong nước mà còn phải dự báo cả lãi suất ngoại tệ trên thị trường thế giới vì lãi suất huy động và cho vay ngoại tệ tại các NHTMCP Việt Nam cũng phụ thuộc vào lãi suất trên thị trường quốc tế. Công việc dự báo tương đối khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có những chuyên gia giỏi được đào tạo về kinh tế, tiền tệ cũng như các kỹ thuật dự báo. Những thông tin dự báo sẽ được sử dụng rộng rãi trong các ngân hàng nhằm duy trì sự an toàn cho từng NHTM cũng như cho toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, NHNN cũng cần hoàn thiện các điều kiện cho phép hình thành và công bố đường cong lãi suất chuẩn làm căn cứ cho việc dự đoán chiều hướng biến động của lãi suất ngắn hạn.

Phát triển và hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát:

Do tính chất phức tạp của các CCTCPS lãi suất nên phải được kiểm soát bởi NHNN. NHNN cần phải xem xét ban hành các qui chế hướng dẫn cụ thể các nghiệp vụ phái sinh họat động đúng với tính chất phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình

trạng đầu cơ trục lợi gây lũng đoạn thị trường ảnh hưởng đến nền kinh tế. Công tác thanh tra, giám sát phải thực hiện định kỳ, liên tục nhằm kiểm soát tình trạng đầu cơ khi vận dụng CCTCPS lãi suất gây xáo trộn thị trường. NHNN có thể qui định về vốn và thế chấp trong giao dịch CCTCPS lãi suất để bảo đảm sự tuân thủ hợp đồng khi có sự biến động lớn về lãi suất.

Hiện đại hóa hạ tầng thanh toán liên ngân hàng:

Các CCTCPS lãi suất không chỉ phòng ngừa rủi ro lãi suất cho chính ngân hàng mà còn là giao dịch giữa các khách hàng và ngân hàng, giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống nên cần phải có hệ thống thanh toán liên ngân hàng hiện đại đáp ứng được nhu cầu thanh toán tự động hóa, tăng tính liên kết giữa các ngân hàng, tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tăng tốc độ quay của nguồn vốn.

3.3.1.2 Về phía cơ quan Chính phủ :

Hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ phái sinh lãi suất trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp:

Các cơ quan chính phủ cần hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức tài chính đề ra chiến lược phát triển thị trường để dần dần tiến tới chuyên nghiệp hóa các giao dịch phái sinh lãi suất, làm cho chúng trở thành những giao dịch phổ biến trong các doanh nghiệp, giới đầu tư và các tổ chức tài chính. Bộ Tài Chính, Bộ Giáo Dục, các cơ quan truyền thông cần phối hợp với các tổ chức tài chính thực hiện các công việc như sau:

- Tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và chính xác những ảnh hưởng do biến động lãi suất thông qua cơ quan truyền thông như báo chí, truyền hình, internet...

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, chuyên đề nghiên cứu về rủi ro lãi suất, triển khai các khóa học đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp về sự cần thiết bảo hiểm rủi ro lãi suất .

- Các kiến thức về giao dịch phái sinh lãi suất cần đưa vào chương trình giảng dạy phổ biến trong chương trình đại cương chứ không chỉ

là kiến thức được giảng dạy riêng cho một chuyên ngành trong các trường Đại học, cao đẳng....

Bên cạnh đó, Bộ Tài Chính cũng cần phải hoàn thiện các chuẩn mực kế toán về nghiệp vụ phái sinh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế như hạch toán các giao dịch phái sinh theo giá trị được điều chỉnh phù hợp với giá thị trường, hạch toán các giao dịch phái sinh trên tài khoản riêng và đảm bảo được sự nhất quán giữa việc tính toán thu nhập từ các CCTCPS với những rủi ro được phòng ngừa.

3.3.2 Giải pháp vi mô:

3.3.2.1 Đối với các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam:

- Xây dựng chính sách quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng theo hƣớng ƣu tiên sử dụng CCTCPS lãi suất:

Hiện nay, các NHTMCP Việt Nam chủ yếu sử dụng các công cụ truyền thống để phòng ngừa rủi ro lãi suất như quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất, phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)