Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 40)

Qua kinh nghiệm thực tế phòng ngừa rủi ro lãi suất ở Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc ta nhận thấy các quốc gia theo đuổi chính sách tự do hóa tài chính với sự nới

lỏng tiến tới xóa bỏ sự kiểm soát lãi suất sẽ dẫn đến biến động rủi ro lãi suất nhiều hơn do vậy các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro lãi suất.Thực tế điều này đòi hỏi NHNN và các NHTM phải có nhận thức và chuẩn bị đầy đủ cho công tác quản lý rủi ro lãi suất nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng cũng như duy trì sự an toàn và ổn định của cả hệ thống.

Bên cạnh phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng phương pháp truyền thống như mô hình định giá lại, mô hình thời lượng… các ngân hàng thương mại Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc cũng vận dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất trước những biến động mạnh của lãi suất trên thị trường. Điều này cho thấy công cụ tài chính phái sinh là một trong những công cụ tài chính hiện đại có thể phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách có hiệu quả.

Theo thống kê của Ngân hàng thanh toán Quốc Tế (BIS), đến tháng 12/2012 tổng giá trị của các giao dịch phái sinh trên thế giới là 24,740 tỷ USD trong đó 76.12% là hợp đồng phái sinh lãi suất, 9.31% là hợp đồng ngoại hối, 1.45% là hợp đồng hàng hóa, 3.43% là hợp đồng chứng khoán vốn, 7.24% là các loại hợp đồng khác. Điều này cho thấy trên thế giới hợp đồng phái sinh lãi suất chiếm tỷ trọng cao nhất trong các giao dịch phái sinh chứng tỏ những lợi ích mà nó mang lại cho các nhà đầu tư, giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro trước những biến động của lãi suất.

Theo lộ trình WTO, các lĩnh vực tài chính ngân hàng với xu hướng tự do hóa sẽ ngày càng tiến tới hội nhập quốc tế buộc các ngân hàng TMCP Việt Nam phải vận dụng các CCTCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất nhằm tối thiểu hóa chi phí và gia tăng thu nhập. Các CCTCPS sẽ phát huy mặt tích cực nếu được sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, các CCTCPS sẽ có những tác hại khôn lường nếu sử dụng với mục đích đầu cơ. Vì thế, khi sử dụng các CCTCPS, Ngân hàng Nhà Nước và các NHTMCP Việt Nam cần phải thận trọng và có quy chế quản lý kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế những hậu quả do đầu cơ các CCTCPS bằng cách ban hành các quy chế hướng dẫn công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM, quy định về thanh tra giám sát, quy định điều kiện được triển khai thực hiện nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất và hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ này.

Kết luận chƣơng 1:

Trong chương 1, tác giả đã khái quát hóa những lý luận cơ bản về lãi suất, rủi ro lãi suất, cơ chế bảo hiểm rủi ro lãi suất của các công cụ tài chính phái sinh và những lợi ích cũng như hạn chế của các công cụ tài chính phái sinh. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm vận dụng CCTCPS trong phòng ngừa rủi ro lãi suất ở các nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Những cơ sở lý luận trên là cơ sở tiền đề cho việc phân tích thực trạng tình hình vận dụng các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại một số NHTMCP Việt Nam trong chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

2.1 Thực trạng rủi ro lãi suất tại một số Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam:

2.1.1 Chính sách điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà Nƣớc trong giai đoạn từ 2010- 2012:

2.1.1.1 Lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà Nước năm 2010:

Từ đầu năm 2010 đến cuối tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp. Theo đó trong 10 tháng đầu năm 2010, NHNN giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 16/02/2010 và Thông tư số 12/2010/TT- NHNN ngày 14/4/2010 hướng dẫn các TCTD cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận.

Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI bắt đầu có xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% sẽ không thực hiện được. Trước tình hình lạm phát tăng cao, đến tháng 11/2010, NHNN điều chỉnh tăng 1%/năm các mức lãi suất điều hành, cụ thể: Lãi suất cơ bản tăng từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 6,0%/năm lên 7%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng từ 8,0%/năm lên 9%/năm nhằm kiểm soát lạm phát, cân bằng giữa lãi suất VND và lãi suất USD để ngăn ngừa việc dịch chuyển tiền gửi VND sang USD.

Việc tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất qua đêm chắc chắn sẽ tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ. Chi phí vốn của ngân hàng sẽ tăng lên đồng nghĩa với lãi suất không thể giảm được. Trước tình trạng leo thang khó có điểm dừng của lãi suất huy động dưới nhiều hình thức của các NHTM,

NHNN đã phải yêu cầu các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huy động, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, chỉ đạo các TCTD qui định lãi suất huy động bằng VND không quá 14%/năm và tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện lãi suất huy động, cho vay của các TCTD nhằm hạn chế tình trạng xáo trộn thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, việc đặt trần lãi suất này cũng không hiệu quả khi các NHTM vẫn có nhiều cách để vượt trần.

2.1.1.2 Lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà Nước năm 2011:

Trong năm 2011, NHNN điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất điều hành, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Từ tháng 2 đến tháng 4, tỷ lệ lạm phát lại tăng cao với sự gia tăng mạnh giá cả nhiên liệu, năng lượng và các hàng hóa khác. Với tình hình lạm phát không ngừng gia tăng, NHNN đã ra đặt ra mục tiêu chống lạm phát lên hàng đầu, công cụ lãi suất được sử dụng khá mạnh bạo. Lãi suất cơ bản được giữ nguyên 9%, thay vào đó là sự thay đổi lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu cụ thể như sau: Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 9-14%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 7-13%/năm. Tiếp đó, trong tháng 10, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm lên 15%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm lên 16%/năm. Đồng thời điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi với dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 0,1%/năm xuống 0,05%/năm, tương đương với mức lãi suất mà NHNN sử dụng tiền gửi của TCTD để gửi tại FED, nhằm góp phần giảm chi phí trả lãi cho NHNN, phù hợp với chủ trương hạn chế găm giữ ngoại tệ trên tài khoản và tác động chuyển dần quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua – bán bằng ngoại tệ

Bên cạnh đó, nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, NHNN đă ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định về mức lăi suất trần huy động tiền gửi là 14% cho các NHTM. Ưu tiên hàng đầu của NHNN hiện nay là giảm lăi suất cho vay đối với các doanh nghiệp bằng cách kiểm soát chặt chẽ mức lăi suất huy động đầu vào của các ngân hàng. Tuy nhiên, các NHTM nhỏ của Việt Nam, với áp lực rủi ro thanh khoản vẫn tìm

mọi cách để “lách” quy định của NHNN. Trước những nguy cơ rủi ro cao khi một số NHTM chấp nhận huy động lăi suất 14%/năm với cả những kỳ hạn rất ngắn (24 giờ, 2 ngày, 1 tuần, 2 tuần...), NHNN đă phải bổ sung Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 quy định lăi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cụ thể: lăi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm. Lăi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm, riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lăi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trở lên là 14,5%. Đối với việc huy động bằng đô la Mỹ, NHNH đă ban hành Thông tư số 09/2011/TT-NHNN ngày 9/4/2011 qui định lăi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ tổ chức tín dụng) là 1,0%/năm và đối với cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú là 3,0%/năm. Tiếp sau đó vào ngày 01/6/2011, NHNN ban hành Thông tư số 14/2011/TT-NHNN giảm lãi suất huy động USD đối với tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ tổ chức tín dụng) là 0,5%/năm và đối với cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú là 2,0%/năm.

Ngoài ra, nhằm tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động ngân hàng, NHNN đă thành lập nhóm G12+1 bao gồm 12 NHTM lớn (Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank, ACB, Eximbank, Techcombank, MB, Sacombank, VIB, VPbank, MSB) cùng với NHNN nhằm xây dựng các chính sách quản lý tiền tệ hiệu quả hơn. Với 85% thị phần của 12 NHTM lớn, các cuộc họp của nhóm G12+1 sẽ có thể tạo ra những chính sách phản ánh đúng thực tế và diễn biến của thị trường hơn. Nhóm G12+1 sẽ họp ít nhất mỗ ột lần, trong trường hợp thị trường có những biến động phức tạp, nhóm G12+1 sẽ họp bất cứ lúc nào để xử lý tình hình.

Mặc dù chính sách trần lăi suất được khởi động từ tháng 03/2011 cùng với sự cam kết và quyết tâm của các nhà lănh đạo của NHNN và Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, các quy định về trần lăi suất của NHNN vẫn chưa chấm dứt hẳn các cuộc chạy đua lăi suất huy động ngầm. Mục đích của các quy định

này nhằm tạo ra sức ép giảm lăi suất cho vay đối với doanh nghiệp nhưng chính sách này cho đến nay vẫn tỏ ra chưa thật sự hiệu quả. Tuy nhiên, kể từ khi NHNN có những động thái kiên quyết trong việc thực hiện chính sách trần lăi suất huy động trong tháng 11 và tháng 12/2011, lăi suất cho vay cũng đă có những tín hiệu tích cực. Các NHTM lớn đă có những công bố về hạ mức lăi suất cho vay xuống 17,5% - 18% đối với doanh nghiệp.

2.1.1.3 Lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà Nước năm 2012:

Ngân hàng Nhà Nước thời gian vừa qua đã nỗ lực áp dụng chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt. Hàng loạt các loại lãi suất, trong đó có lãi suất liên ngân hàng giảm hàng loạt. So với năm ngoái, lãi suất liên ngân hàng trên 20%/năm, nhưng năm 2012 chỉ còn 4- 5%. Lãi suất kỳ hạn qua đêm trước đây từ 15-17% nhưng năm nay có lúc giảm chỉ còn 0,5%.

Từ đầu năm, NHNN điều chỉnh giảm lãi huy động tổng cộng 3 lần. Lần đầu tiên từ 14% về 13% vào ngày 13/3. NHNN đã ban hành Thông Tư số 14/2012/TT- NHNN ngày 04 tháng 05 năm 2012 qui định trần lãi suất cho vay không cao quá 3% so với huy động. Theo đó, lãi suất cho vay với 4 lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, xuất khẩu là 15% một năm.

Ngày 25/5 vừa qua, NHNN đã có quyết định giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 4%/năm xuống còn 3%/năm, đối với kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 12%/năm xuống còn 11%/năm (riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở từ 12,5%/năm xuống 11,5%/năm).

Bên cạnh đó, lãi suất tái cấp vốn được giảm từ 13%/năm xuống còn 12%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng giảm từ 14%/năm xuống còn 13%/năm, lãi suất tái chiết khấu được giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm.

Theo quyết định ngày 11/6/2012 của NHNN Việt Nam, các mức lãi suất điều hành tiếp tục giảm 1%. Đối với trần lãi suất huy động không kỳ hạn và dưới 1 tháng, giảm từ 3% xuống 2%. Với lãi suất từ 1-12 tháng, giảm từ 11% xuống 9%. Với lãi suất trung và dài hạn trên 12 tháng sẽ do các tổ chức tín dụng tự thỏa thuận. NHNN tin rằng đây là bước đi để tiến tới gạt bỏ trần lãi suất huy động với tiền gửi VNĐ trong tương lai khi thời điểm thuận lợi đến. Từ 11/6, mức lãi suất trần cho vay giảm còn 13%/năm. Đây là tín hiệu tốt lành về kết quả điều hành kinh tế vĩ mô và là niềm hi vọng cho các doanh nghiệp.

Đến cuối năm 2012, NHNN ra QĐ 2646 ngày 24/12/2012 giảm lãi suất tái chiết khấu chỉ còn 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm còn 9%/năm.

(Nguồn: Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam)

Biểu đồ 2.1: Tình hình lãi suất điều hành của NHNN năm 2010-2012

Qua biểu đồ 2.1, ta nhận thấy trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 NHNN vẫn giữ lãi suất cơ bản ở mức 9% chủ yếu điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn trong đó năm 2011 tăng lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên đến 13%, lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên đến 15%. Điều này cho thấy, trong những năm gần đây, NHNN chủ yếu sử dụng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn để điều hành lãi suất. Việc tăng dần lãi suất tái cấp vốn thay vì lãi suất cơ bản của NHNN được xem là một bước đi rất táo bạo. Sau nhiều năm không chỉ chú trọng vào lãi suất cơ bản thì giờ đây NHNN đã dùng thêm một công cụ đại chúng hơn. Tuy nhiên trong năm vừa

qua, chính sách điều hành cũng như chính sách lãi suất vẫn bị chi phối bởi chính sách kinh tế đa mục tiêu, chịu áp lực lớn từ biện pháp kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Vì vậy, đã tạo ra những khó khăn nhất định trong công tác điều hành ổn định mặt bằng lãi suất của NHNN.Việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng là công cụ hiệu nghiệm để điều tiết kinh tế vĩ mô, tuy nhiên nó chỉ phát huy hiệu quả trong hệ thống điều hành đồng bộ vì mục tiêu tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế.

2.1.2 Sự biến động lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2010-2012: thƣơng mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2010-2012:

2.1.2.1 Sự biến động lãi suất của các NHTMCP VN năm 2010:

Trước áp lự ạ ến tháng 11/2010 đã tăng

tới 9,6% so với cuối năm trước và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2009, sau 11 tháng duy trì mức lãi suất không đổi thì ngày 5/11/2010, NHNN ban hành Quyết định số 2619/QĐ-NHNN và Quyết định số 2620/QĐ-NHNN quy định các mức lãi suất. Cụ thể, tăng lãi suất cơ bả uất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)