Lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà Nước năm 2010:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 43)

Từ đầu năm 2010 đến cuối tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp. Theo đó trong 10 tháng đầu năm 2010, NHNN giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 16/02/2010 và Thông tư số 12/2010/TT- NHNN ngày 14/4/2010 hướng dẫn các TCTD cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận.

Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI bắt đầu có xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% sẽ không thực hiện được. Trước tình hình lạm phát tăng cao, đến tháng 11/2010, NHNN điều chỉnh tăng 1%/năm các mức lãi suất điều hành, cụ thể: Lãi suất cơ bản tăng từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 6,0%/năm lên 7%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng từ 8,0%/năm lên 9%/năm nhằm kiểm soát lạm phát, cân bằng giữa lãi suất VND và lãi suất USD để ngăn ngừa việc dịch chuyển tiền gửi VND sang USD.

Việc tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất qua đêm chắc chắn sẽ tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ. Chi phí vốn của ngân hàng sẽ tăng lên đồng nghĩa với lãi suất không thể giảm được. Trước tình trạng leo thang khó có điểm dừng của lãi suất huy động dưới nhiều hình thức của các NHTM,

NHNN đã phải yêu cầu các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huy động, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, chỉ đạo các TCTD qui định lãi suất huy động bằng VND không quá 14%/năm và tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện lãi suất huy động, cho vay của các TCTD nhằm hạn chế tình trạng xáo trộn thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, việc đặt trần lãi suất này cũng không hiệu quả khi các NHTM vẫn có nhiều cách để vượt trần.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)