Thực trạng việc vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 62)

ngừa rủi ro lãi suất tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tƣ & Phát triển Việt Nam (BIDV):

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Ngày 08/11/1994, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 654/QĐ- TTg về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách và tín dụng theo Kế hoạch nhà nước từ BIDV về Tổng cục Đầu tư (trực thuộc Bộ Tài chính) và Quyết định 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một Ngân hàng Thương mại, BIDV đã thực

hiện những bước chuyển đổi cấu trúc cơ bản, định hướng kinh doanh mạnh mẽ theo hướng một ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động đa ngành, kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu lợi nhuận.

Qua 55 năm trưởng thành và phát triển, đến nay BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam, được tổ chức hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó Nhà Nước nắm giữ cổ phần chi phối.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả và bền vững, BIDV là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thành lậ ản lý rủi ro độc lập vào tháng 8/2004. BIDV phân biệt rủi ro thành 3 loại cơ bản để quản lý là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Khối Quản lý rủi ro bao gồm Ban Quản lý rủi ro tín dụng, Ban Quản lý tín dụng và Ban Quản lý rủi ro thị trường & tác nghiệp. Đồng thời, BIDV sử dụng một hệ thống quản lý thông tin tập trung cho mục đích quản lý kinh doanh và quản lý rủi ro. Năm 2005, dựa trên các thông lệ quốc tế tốt nhất được khuyến nghị theo Dự án hiện đại hóa Ngân hàng do Ngân hàng thế giới tài trợ, BIDV thành lập Hội đồng Quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO). ALCO có trách nhiệm hỗ trợ việc quản lý rủi ro thanh khoản, giám sát các giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tiếp theo đó, tháng 9/2008, thực hiện Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức, BIDV đã thành lập Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp với 2 phòng trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý độc lập rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp của toàn hệ thống, đồng thời thành lập Phòng Quản lý rủi ro ở tất cả các chi nhánh. Như vậy, mô hình quản lý rủi ro hiện tại của BIDV đã đáp ứng nguyên tắc độc lập và tập trung theo khuyến nghị của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS).

BIDV đã xây dựng được một hệ thống chính sách, quy định tương đối đồng bộ bao gồm chính sách quản lý rủi ro thị trường và hệ thống các quy định về quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản. Chính sách và các quy định này được rà soát và sửa đổi định kỳ.

BIDV là ngân hàng Việt Nam tiên phong trong việc nghiên cứu, triển khai các sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa trên thị trường Việt Nam và được các ngân hàng đối tác nước ngoài đánh giá rất cao. Từ chỗ bắt đầu với một vài sản phẩm cơ bản năm 2006, đến nay BIDV đã triển khai 20 sản phẩm phái sinh khác nhau trong 02 mảng phái sinh bao gồm phái sinh tài chính và phái sinh hàng hóa như hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hoán đổi tiền tệ chéo, hàng hóa tương lai, phái sinh hàng hóa OTC… Tổng doanh số giao dịch phái sinh lũy kế đạt xấp xỉ 1,2 tỷ USD kể từ năm 2007 đến 30/06/2012, tương đương với 25.243 tỷ đồng. BIDV là một trong hai ngân hàng có thị phần lớn nhất trên thị trường, có quan hệ đối tác và phát sinh giao dịch thực tế với hầu hết các định chế tài chính trên thị trường, là cầu nối giúp thị trường hoạt động thông suốt và ổn định.

Là một trong những ngân hàng tiên phong tại Việt Nam trong triển khai công tác quản trị rủi ro hiện đại, BIDV đã xây dựng đầy đủ các quy định nội bộ trong quản lý rủi ro lãi suất, đảm bảo các quy định có liên quan của NHNN cũng như đã chú trọng đến việc hướng theo thông lệ quốc tế.

Trong điều kiện lãi suất thị trường biến động mạnh như hiện nay, BIDV chủ trương quản lý rủi ro lãi suất theo hướng an toàn, cẩn trọng thông qua thực thi áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trường, tăng cường các khoản vay với lãi suất thả nổi, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản - nguồn vốn cũng như sử dụng công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Chính sách quản lý rủi ro lãi suất của BIDV là giảm thiểu rủi ro lãi suất thông qua quá trình nhận biết, ước tính, theo dõi, kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

Hội Sở chính là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý rủi ro lãi suất toàn hệ thống phù hợp với chiến lược được Hội đồng Quản trị phê duyệt và ALCO chịu trách nhiệm quản lý rủi ro lãi suất và thiết lập các hạn mức, giới hạn lãi suất được thông qua Ban nguồn vốn kinh doanh tiền tệ để duy trì các hạn mức và giới hạn này. Quản lý rủi ro lãi suất được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp phân tích độ lệch kỳ hạn (gap analysis), hiện nay đang nghiên cứu để triển khai phương pháp giá trị kinh tế vốn (EV).

Ngân hàng BIDV thực hiện quả ủi ro lãi suất thông qua việc thiết lập và tuân thủ giới hạn về khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất, đồng thời tham gia vào các trạng thái giao dịch đối nghịch trạng thái.

Ngân hàng BIDV có sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất và có thành lập bộ phận Phái sinh tài chính thuộc Ban Vốn và kinh doanh vốn.

Theo yêu cầu của NHNN, BIDV chỉ được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam đã được NHNN cho phép thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất và các ngân hàng ở nước ngoài.

Số vốn gốc của một hợp đồng quyền chọn lãi suất tối đa bằng 15% vốn tự có của BIDV. Tổng số vốn gốc tối đa của tất cả hợp đồng trong thời hạn thực hiện thí điểm không vượt quá 50% mức vốn tự có của BIDV. Thời hạn của hợp đồng quyền chọn lãi suất không quá 5 năm, kể từ ngày có hiệu lực. Thời hạn thực hiện thí điểm các giao dịch quyền chọn lãi suất là 1 năm kể từ 7/9/2004.

Ngân hàng BIDV phải có quy định về quy trình nghiệp vụ quyền chọn lãi suất phù hợp thông lệ quốc tế và không trái pháp luật Việt Nam, trong đó có các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Trong vài năm gần đây, ngân hàng BIDV là ngân hàng quốc doanh tiên phong đưa ra các sản phẩm hoán đổi lãi suất, bao gồm: hoán đổi tiền tệ chéo ( phòng ngừa rủi ro tỷ giá lẫn lãi suất); hoán đổi lãi suất một đồng tiền (chỉ phòng ngừa rủi ro lãi suất)..

Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp là:

- Không hoán đổi gốc thực tế ( khoản gốc chỉ là cơ sở để tính số tiền lãi thanh toán)

- Các chỉ số tham chiếu lãi suất thả nổi khác nhau được sử dụng trên thị trường tiền tệ như Libor, Euribor..

- Số dư nợ gốc tính lãi có thể thiết kế phù hợp với luồng tiền gốc (hoán đổi lãi suất tiền gốc giảm dần).

- Có thể cố định lãi suất hôm nay để thực hiện hoán đổi bắt đầu trong tương lai (hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai).

Trên thị trường liên ngân hàng, BIDV cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên thực hiện giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo liên ngân hàng trong giao dịch với Ngân hàng Standard Chartered Bank tại Luân Đôn. Việc triển khai các nghiệp vụ phái sinh của BIDV như hoán đổi lãi suất... cũng đạt được chuẩn mực quốc tế bằng việc ký kết hợp đồng khung hoán đổi và phái sinh quốc tế (ISDA) với một số định chế tài chính nước ngoài trên thế giới.

Bảng 2.3: Doanh số giao dịch phái sinh tại BIDV

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Hợp đồ 396.374 19.75% 4.380.035 54.8% 0 Hợp đồ 1.610.776 80.25% 3.612.230 45.2% 29.733 100% 2.007.150 100% 7.992.265 100% 29.733 100% năm

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 4500000 5000000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Hợp đồng phái sinh lãi suất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hợp đồng phái sinh tiền tệ

năm

Biểu đồ 2.4: Doanh số giao dịch phái sinh tại BIDV

năm

Biểu đồ 2.5: Doanh số giao dịch phái sinh lãi suất tại BIDV

2.3 và biểu đồ 2.5

giao dịch tương

do vào thời điểm này lãi suất tương đối ổn định.

Bảng 2.4 : Kết quả lãi/lỗ của các giao dịch phái sinh lãi suất tại BIDV

Đơn vị: triệu đồng

Giao dịch phái sinh lãi

suất Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thu nhập phái sinh lãi suất 396.374 4.380.035 0

Chi phí phái sinh lãi suất 385.600 4.378.519 0

Lãi / Lỗ 10.774 1.516 0

năm

Qua bảng 2.4 ta nhận thấy trong năm 2010 thu nhập phái sinh lãi suất cao hơn chi phí đạt được lợi nhuận là 10.774 triệu đồng. Đến năm 2011, thu nhập và chi phí từ các giao dịch phái sinh lãi suất đều cao hơn năm 2010 nhưng lợi nhuận không cao bằng năm 2011 chỉ đạt 1.516 triệu đồng do chi phí cũng tăng cao hơn nhiều so với năm 2010. Năm 2012 thì hoàn toàn không có chi phí về giao dịch phái sinh lãi suất.

Qua phân tích thực trạng vận dụng CCTCPS ở ngân hàng BIDV, ta thấy ngân hàng BIDV cũng có sử dụng CCTCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, giá trị các hợp đồng giao dịch phái sinh lãi suất vẫn thấp hơn so với các giao dịch phái sinh tiền tệ. Trong số các giao dịch phái sinh lãi suất thì ngân hàng BIDV chủ yếu sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất để phòng rủi ro lãi suất cho chính ngân hàng cũng như với các đối tác khác. Các giao dịch phái sinh lãi suất mặc dù có đạt được lợi nhuận nhưng cũng không cao lắm so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

2.3.3 Thực trạng việc vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ngừa rủi ro lãi suất tại

ức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối trực thuộc NHNN. Sau khi thành lập, ngân hàng Ngoại Thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, thực hiện các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, ngân hàng còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà Nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung Ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại hệ thống DNNN, năm 2007, ngân hàng Ngoại Thương đã thực hiện thành công cổ phần hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ tại Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 về việc thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 06 năm 2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoạ .

Bên cạnh những hoạt động kinh doanh ngoại tệ truyền thống, VCB đã mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngoại tệ như đàm phán vay vốn từ các đối tác nước ngoài, các sản phẩm phái sinh và cấu trúc khác như: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn ngoại tệ… VCB cũng đang tích cực triển khai để đưa sản phẩm mới trên thị trường hàng hóa để phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.

Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng trở nên rủi ro hơn, việc quản lý rủi ro và bảo toàn vốn là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, VCB đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, có thể chấp nhận được. HĐQT có quyền hạn và nhiệm vụ cao

nhất trong việc điều hành tất cả các hoạt động của ngân hàng liên quan đến QLRR, bảo đảm hoạt động kinh doanh của ngân hàng không ngừng phát triển, an toàn và bền vững. UBQLRR là bộ phận do HĐQT Ngân hàng ra quyết định thành lập và chịu trách nhiệm giúp việc cho HĐQT trong việc quản lý mọi loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. UBQLRR chỉ có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT, không được quyền ra các Quyết định liên quan đến QLRR. Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALCO) là bộ phận do Tổng Giám đốc ra quyết định thành lập. Chủ tịch ALCO là Tổng Giám đốc. Các thành viên của ALCO là các cán bộ chủ chốt đang thực hiện nhiệm vụ QLRR trong ngân hàng. ALCO có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản Có và tài sản Nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và riêng biệt của Ngân hàng nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá các tổn thất phát sinh do những biến động bất lợi từ thị trường, quản lý rủi ro thanh khoản, điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp. Trong phạm vi phân cấp, ALCO được quyền ra các quyết định liên quan đến QLRR.

Để phòng tránh rủi ro lãi suất, VCB đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trường, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn bình quân giữa tài sản Có và tài sản Nợ.VCB còn áp dụng chính sách lãi suất phù hợp trong nhiều hợp đồng tín dụng trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất. Hoạt động của Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALCO) trong mối quan hệ tương tác với các phòng ban chức năng khác trong mô hình quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế cũng giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất củ ử dụng có chọn lọc các sản phẩ

Ngân hàng TMCP Ngoại thương là một trong những NHTMCP lớn của Việt Nam cùng với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trong phòng ngừa rủi ro cho chính mình cũng như cho khách hàng. Năm 2005, Vietcombank có bốn hợp đồng hoán đổi lãi suất với tổng giá trị là 68,4 triệu USD với 2 khách hàng là SC London và Citibank, SGP kéo dài đến 2014 (SC London) và 2015 (Citibank, SGP).

Bảng 2.5: Thu nhập của các giao dịch phái sinh tại VCB Đơn vị: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

3.064 1.65% 0 1.238 0.25% 182.813 98.35% 531.215 100% 500.330 99.75% 185.877 100% 531.215 100% 501.568 100% năm 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thu nhập giao dịch phái sinh lãi suất

năm

Biểu đồ 2.6: Thu nhập giao dịch phái sinh lãi suất tại VCB

Qua bả 2.5 và biểu đồ 2.6

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 62)