Lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà Nước năm 2012:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 46)

Ngân hàng Nhà Nước thời gian vừa qua đã nỗ lực áp dụng chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt. Hàng loạt các loại lãi suất, trong đó có lãi suất liên ngân hàng giảm hàng loạt. So với năm ngoái, lãi suất liên ngân hàng trên 20%/năm, nhưng năm 2012 chỉ còn 4- 5%. Lãi suất kỳ hạn qua đêm trước đây từ 15-17% nhưng năm nay có lúc giảm chỉ còn 0,5%.

Từ đầu năm, NHNN điều chỉnh giảm lãi huy động tổng cộng 3 lần. Lần đầu tiên từ 14% về 13% vào ngày 13/3. NHNN đã ban hành Thông Tư số 14/2012/TT- NHNN ngày 04 tháng 05 năm 2012 qui định trần lãi suất cho vay không cao quá 3% so với huy động. Theo đó, lãi suất cho vay với 4 lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, xuất khẩu là 15% một năm.

Ngày 25/5 vừa qua, NHNN đã có quyết định giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 4%/năm xuống còn 3%/năm, đối với kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 12%/năm xuống còn 11%/năm (riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở từ 12,5%/năm xuống 11,5%/năm).

Bên cạnh đó, lãi suất tái cấp vốn được giảm từ 13%/năm xuống còn 12%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng giảm từ 14%/năm xuống còn 13%/năm, lãi suất tái chiết khấu được giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm.

Theo quyết định ngày 11/6/2012 của NHNN Việt Nam, các mức lãi suất điều hành tiếp tục giảm 1%. Đối với trần lãi suất huy động không kỳ hạn và dưới 1 tháng, giảm từ 3% xuống 2%. Với lãi suất từ 1-12 tháng, giảm từ 11% xuống 9%. Với lãi suất trung và dài hạn trên 12 tháng sẽ do các tổ chức tín dụng tự thỏa thuận. NHNN tin rằng đây là bước đi để tiến tới gạt bỏ trần lãi suất huy động với tiền gửi VNĐ trong tương lai khi thời điểm thuận lợi đến. Từ 11/6, mức lãi suất trần cho vay giảm còn 13%/năm. Đây là tín hiệu tốt lành về kết quả điều hành kinh tế vĩ mô và là niềm hi vọng cho các doanh nghiệp.

Đến cuối năm 2012, NHNN ra QĐ 2646 ngày 24/12/2012 giảm lãi suất tái chiết khấu chỉ còn 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm còn 9%/năm.

(Nguồn: Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam)

Biểu đồ 2.1: Tình hình lãi suất điều hành của NHNN năm 2010-2012

Qua biểu đồ 2.1, ta nhận thấy trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 NHNN vẫn giữ lãi suất cơ bản ở mức 9% chủ yếu điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn trong đó năm 2011 tăng lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên đến 13%, lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên đến 15%. Điều này cho thấy, trong những năm gần đây, NHNN chủ yếu sử dụng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn để điều hành lãi suất. Việc tăng dần lãi suất tái cấp vốn thay vì lãi suất cơ bản của NHNN được xem là một bước đi rất táo bạo. Sau nhiều năm không chỉ chú trọng vào lãi suất cơ bản thì giờ đây NHNN đã dùng thêm một công cụ đại chúng hơn. Tuy nhiên trong năm vừa

qua, chính sách điều hành cũng như chính sách lãi suất vẫn bị chi phối bởi chính sách kinh tế đa mục tiêu, chịu áp lực lớn từ biện pháp kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Vì vậy, đã tạo ra những khó khăn nhất định trong công tác điều hành ổn định mặt bằng lãi suất của NHNN.Việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng là công cụ hiệu nghiệm để điều tiết kinh tế vĩ mô, tuy nhiên nó chỉ phát huy hiệu quả trong hệ thống điều hành đồng bộ vì mục tiêu tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)