Đánh giá thực trạng vận dụng cộng cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 81)

ngừa rủi ro lãi suất tại một số NHTMCP Việt Nam:

2.3.9.1 Kết quả đạt đƣợc:

Qua tìm hiểu và phân tích thực trạng trên, ta nhận thấy các NHTMCP Việt Nam đều xem trọng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đều cố gắng hoàn thiện bộ máy và chính sách quản trị rủi ro, đặc biệt trong thời gian gần đây bắt đầu chú trọng quản trị rủi ro lãi suất bởi vì lãi suất ngày càng biến động thất thường do lạm phát cao và tình trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Hiện nay, trong chính sách quản trị rủi ro lãi suất của các NHTMCP Việt Nam cũng quan tâm sử dụng công cụ tài chính phái sinh hiện đại để phòng ngừa rủi ro lãi suất như kỳ hạn lãi suất, quyền chọn lãi suất và hoán đổi lãi suất nhưng chủ yếu là thực hiện các giao dịch hoán đổi lãi suất. Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2011 khi tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát ngày càng khó kiểm soát, lãi suất ngày càng tăng thì doanh số giao dịch hoán đổi lãi suất cũng tăng theo. Điều này chứng tỏ các NHTMCP Việt Nam cũng bắt đầu quan tâm sử dụng CCTCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất bên cạnh các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất truyền thống khác như phân tích độ nhạy cảm và khe hở kỳ hạn lãi suất. Ngoài việc áp dụng CCTCPS phòng ngừa rủi ro lãi suất cho chính mình, các NHTMCP Việt Nam cũng tiến hành triển khai các dịch vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất cho các khách hàng bằng các CCTCPS như kỳ hạn lãi suất, quyền chọn lãi suất và hoán đổi lãi suất.Tuy

nhiên, trong số các giao dịch phái sinh lãi suất với các khách hàng và ngân hàng đối tác khác, các NHTMCP chủ yếu vẫn sử dụng các giao dịch hoán đổi lãi suất.

2.3.9.2 Những mặt hạn chế:

Mặc dù các NHTMCP Việt Nam có định hướng sử dụng CCTCPS lãi suất trong phòng ngừa rủi ro lãi suất nhưng thực tế chỉ có những NHTMCP lớn có quan hệ nhiều với đối tác nước ngoài mới áp dụng và có các hợp đồng giao dịch phái sinh lãi suất nhưng chủ yếu là các giao dịch hoán đổi lãi suất còn các giao dịch quyền chọn lãi suất, kỳ hạn hay giao dịch tương lai lãi suất vẫn còn hạn chế.Tuy nhiên doanh số các giao dịch phái sinh lãi suất không cao và chiếm tỷ trọng thấp hơn so với các giao dịch phái sinh tiền tệ. Chi phí các giao dịch phái sinh lãi suất còn khá cao nên lợi nhuận còn thấp thậm chí bị lỗ. Các hoạt động giới thiệu dịch vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất đến các doanh nghiệp không nhiều nên các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm và không biết nhiều đến các dịch vụ này. Kết quả đạt được vẫn còn nhỏ bé mang tính chất đơn lẻ ở một số NHTMCP lớn, các NHTMCP nhỏ hầu như không áp dụng các CCTCPS mà chủ yếu sử dụng các công cụ tài chính truyền thống để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

2.3.10 Nguyên nhân của những hạn chế:

Hệ thống pháp lý chƣa hoàn thiện, các văn bản hƣớng dẫn về CCTCPS chƣa đầy đủ và rõ ràng:

Vào 30/9/2003, NHNN đã ban hành Quyết Định số 1133/QĐ-NHNN về việc thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, cho phép các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất với nhau và giữa ngân hàng với các khách hàng, giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng ở nước ngoài. Sau đó, ngày 29/12/2006, Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, nới rộng điều kiện thực hiện, thời hạn hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật liên quan khác đối với việc sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất chưa được xem xét và thông qua như nghiệp vụ kỳ hạn lãi suất, quyền chọn lãi suất: CAP, FLOOR, COLLAR.

suất vẫn chưa đầy đủ, cụ thể, chính sách về thuế đối với các nghiệp vụ phái sinh lãi suất chưa phù hợp với thực tiễn. Do đó cũng là một trở ngại không nhỏ đến sự vận dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Thị trƣờng tiền tệ, tài chính Việt Nam còn kém phát triển:

Mức độ phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam vẫn còn thấp, quy mô giao dịch không cao và chủng loại các công cụ tài chính còn sơ khai, nghèo nàn. Thị trường còn thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu sâu về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các nghiệp vụ phái sinh. Sự kém phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ gây hạn chế không nhỏ đến sự vận dụng công cụ tài chính phái sinh bởi vì khi thị trường tài chính, tiền tệ càng phát triển thì cần phải có các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư trước những biến động của thị trường.

Sự hội nhập với kinh tế thế giới chƣa cao:

Mặc dù Việt Nam đã gia nhập WTO và đang trong tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới nhưng mức độ hội nhập vẫn chưa cao, chưa thật sự bị tác động nhiều từ các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới do thị trường tài chính vẫn chưa thật sự phát triển. Chính vì vậy nhu cầu sử dụng các CCTCPS chưa thật sự trở thành nhu cầu bức xúc để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Sự nhận thức còn yếu kém, thiếu kiến thức về các CCTCPS trong phòng ngừa rủi ro lãi suất của các doanh nghiệp:

Do các CCTCPS là những công cụ tài chính hiện đại, khá mới mẻ đối với thị trường tài chính Việt Nam nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có hiểu biết nhiều về vai trò và tác dụng của các CCTCPS này trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Các doanh nghiệp Việt Nam chiếm trên 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các DNVVN nhỏ này không đủ tiềm lực tài chính để triển khai bộ máy quản trị tài chính hiện đại và cũng không có nguồn nhân lực cao cấp có hiểu biết về CCTCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Tư duy sợ trách nhiệm cũng khiến lãnh đạo doanh nghiệp sợ ra quyết định về phòng ngừa rủi ro bằng CCTCPS bởi nếu bị lỗ sẽ bị khiển trách và mất uy tín. Hơn nữa, các DNVVN chưa quan tâm nhiều đến rủi ro lãi

suất, việc phòng ngừa rủi ro lãi suất chỉ mang tính chất đối phó nhiều hơn.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại vẫn chưa quảng bá rộng rãi về sản phẩm phái sinh đến các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về các công cụ tài chính hiện đại này để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng còn yếu kém, chƣa theo kịp các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại của các ngân hàng quốc tế:

Do khả năng tài chính của các NHTMCP Việt Nam còn hạn hẹp nên không thể mua sắm các thiết bị cũng như các phần mềm hiện đại phục vụ cho quản trị rủi ro lãi suất nên vẫn còn thua kém các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng như các ngân hàng các nước khác trên thế giới.

Nguồn nhân lực trình độ cao còn hạn chế:

Hiện tại, nguồn nhân lực của ngân hàng chưa thể đáp ứng với công việc phức tạp đòi hỏi phải được đào tạo chuyên sâu khi ứng dụng các CCTCPS hiện đại trong quản trị rủi ro lãi suất, chưa có đội ngũ tư vấn lành nghề thật sự thông thạo về các nghiệp vụ phái sinh để có thể tư vấn cho các doanh nghiệp, cá nhân.

Ngoài ra, những hạn chế về ngoại ngữ cũng khiến cho đội ngũ nhân viên tại các NHTMCP Việt Nam chưa thể tiếp thu những kiến thức chuyên sâu về các CCTCPS trên thế giới.

Kết luận chƣơng 2:

Nội dung trong chương 2 đã nêu rõ sự biến động của lãi suất trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 cũng như sự thay đổi chính sách lãi suất của NHNN qua từng năm. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro lãi suất khi lãi suất có nhiều biến động. Quan trọng hơn nữa đó chính là thực trạng vận dụng CCTCPS trong phòng ngừa rủi ro lãi suất của các NHTMCP Việt Nam.Việc vận dụng CCTCPS trong phòng ngừa rủi ro lãi suất chủ yếu ở các NHTMCP lớn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, doanh số vẫn chưa cao, chủ yếu quản trị rủi ro lãi suất bằng cách quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất, phân tích khe hở kỳ hạn.... Công tác triển khai vận dụng CCTCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất cho chính ngân hàng cũng như cho các khách hàng cũng còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức.Từ chỗ phân tích những nguyên nhân gây ra những hạn chế khi vận dụng CCTCPS lãi suất sẽ giúp tìm ra các giải pháp vận dụng các CCTCPS trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

3.1 Định hƣớng phát triển các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đến năm 2020:

Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ đã có định hướng xây dựng đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2020. Các định hướng chiến lược phát triển dịch vụ của ngành Ngân hàng Việt Nam bao gồm:

- Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng theo lộ trình WTO. Thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, trước hết là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN.

- Phát hành và niêm yết chứng khóan của các NHTMCP Việt Nam trên thị trường chứng khoán trong nước và trên thị trường tài chính quốc tế.

- Áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế áp dụng cho hoạt động NHTMCP, đặc biệt là chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, qui chế quan hệ bắt buộc giữa các Ngân hàng trung gian với Ngân hàng Trung Ương về tái cấp vốn, thị trường mở và các chuẩn mực về thanh tra - giám sát Ngân hàng. - Mở cửa thị trường Ngân hàng, xoá bỏ dần và tiến tới xoá bỏ tối đa các giới

hạn đối với các Ngân hàng nước ngoài về số lượng đơn vị; hình thức pháp nhân; tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài; tổng giao dịch nghiệp vụ Ngân hàng; mức huy động vốn VND; loại sản phẩm, loại dịch vụ ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam.

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp với luật lệ quốc tế để tạo sân chơi bình đẳng cho các NHTM trên lãnh thổ Việt Nam cùng phát triển và cạnh tranh lành mạnh.

- Tăng cường năng lực tài chính (tăng vốn tự có, xử lý các tồn đọng tài chính, chủ yếu là nợ xấu) của các ngân hàng thương mại theo chuẩn mực, thông lệ

quốc tế về kế toán, phân loại nợ và lộ trình cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước.

- Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cho đến năm 2020.

- Hiện đại hoá hệ thống thông tin quản lý ngân hàng do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

- Xây dựng Đề án tuyên truyền và phát triển hoạt động tài chính quy mô nhỏ, nâng cao vai trò của hoạt động tài chính quy mô nhỏ trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo.

- Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

3.2 Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng công cụ tài chính phái sinh lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam: suất tại các NHTMCP Việt Nam:

3.2.1 Những thuận lợi:

3.2.1.1 Sự hỗ trợ của NHNN và Chính phủ về chủ trƣơng, chính sách và hình thành khung pháp lý cho các giao dịch phái sinh lãi suất:

NHNN đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện các giao dịch phái sinh lãi suất mặc dù chưa hoàn chỉnh do thị trường giao dịch phái sinh vẫn còn mới mẻ đối với Việt Nam nhưng cũng đã hỗ trợ pháp lý bước đầu giúp cho ngân hàng triển khai và thực hiện các giao dịch phái sinh.

3.2.1.2 Sự gia tăng mạnh mẽ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam:

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam do có nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ. Khi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, họ chuyển giao không những về công nghệ kỹ thuật mà còn chuyển giao những kiến thức quản lý tài chính hiện đại trong đó có các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro và giúp cho các công cụ tài chính phái sinh sẽ trở nên quen thuộc hơn đối với thị trường tài chính Việt Nam trong tương lai.

3.2.1.3 Mạng lƣới ngân hàng hoạt động rộng khắp, thị phần rộng lớn trong cả nƣớc:

Thế mạnh lớn nhất của các NHTMCP Việt Nam là mạng lưới hoạt động rộng khắp các tỉnh, thành trong cả nước nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa, tiếp cận nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các sản phẩm phái sinh được vận dụng không chỉ nhằm mục đích quản trị rủi ro lãi suất cho chính các ngân hàng mà còn đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phục vụ nhu cầu khách hàng trong nước bao gồm cả khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng. Phạm vi khách hàng không thu hẹp tại các thành phố lớn mà vươn ra khắp các tỉnh, thành trên lãnh thổ Việt Nam. Điểm mạnh này khiến cho việc phổ biến những kiến thức về sản phẩm phái sinh một cách rộng khắp và nhanh chóng. Khi khách hàng quan tâm và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng sẽ tạo điều kiện để các NHTMCP Việt Nam vừa có thể thu phí dịch vụ vừa có thể tham gia giảm thiểu rủi ro lãi suất của chính ngân hàng trước những biến động khó lường của lãi suất.

3.2.1.4 Thị trƣờng giao dịch phái sinh lãi suất của Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nƣớc trên thế giới nhƣng mang lại cho Việt Nam những thuận lợi đáng kể:

Do thị trường giao dịch phái sinh ra đời muộn nêncác NHTMCP Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, tránh được những khuyết điểm mà các nước đi trước gặp phải, từ đó giảm thiểu những chi phí, thời gian và sức lực trong nghiên cứu các CCTCPS lãi suất. Cùng với tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới theo lộ trình WTO, các NHTMCP Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến trong việc thực hiện các giao dịch phái sinh của các nước phát triển trên thế giới và nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của các tổ chức tài chính ngân hàng thế giới.

3.2.2 Những khó khăn:

- Khung pháp lý vẫn chưa được hoàn chỉnh để thể hiện rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia nên chưa khuyến khích các nhà đầu tư tham gia hoạt động giao dịch phái sinh.

- Khó khăn cho việc thực hiện các giao dịch phái sinh lãi suất là ở Việt Nam vẫn chưa có thị trường phái sinh đúng nghĩa. Các giao dịch kỳ hạn và tương lai phải

giao dịch trên sàn nước ngoài như London hay New York. Còn các giao dịch quyền chọn và hoán đổi được giao dịch trên thị trường ngoại hối hay tiền tệ. Các giao dịch hoán đổi lãi suất đều được thực hiện đối ứng với các ngân hàng nước ngoài để phòng ngừa rủi ro, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian để hưởng chênh lệch lãi suất.

- Chính sách lãi suất vẫn được sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN, lãi suất vẫn chưa thật sự được vận hành theo cung cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vận dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ột số ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)