Nếu lãi suất thị trường tăng cao hơn lãi suất Floors thì người bán Floors không phải thanh toán bất cứ khoản nào cho người mua Floors.
Ví dụ: Tại thời điểm t = 0 ngân hàng mua Floors với trị giá 100 triệu, lãi suất Floors là 5%/năm, ngân hàng phải trả một khoản phí mua Floors là C, ngày giá trị của hợp đồng là t =1 và t =2.
Nếu đến ngày t = 1 lãi suất trên thị trường giảm xuống 4%/năm thì ngân hàng sẽ nhận được một khoản bù đắp là: (5% - 4%)*100 = 1 triệu.
Nếu đến ngày t = 2 lãi suất thị trường là 6% thì ngân hàng sẽ không được nhận một khoản bù đắp nào từ phía ngân hàng bán hợp đồng Floors.
1.2.4.3 Hợp đồng đồng thời mua và bán lãi suất – Collars:
Hợp đồng Collars xuất hiện khi ngân hàng thực hiện đồng thời cả hai giao dịch Caps và Floors, như việc đồng thời mua quyền chọn mua và mua quyền chọn bán (mua đồng thời hai hợp đồng Caps và Floors). Ngân hàng mua Collars khi tài sản ngân hàng chịu rủi ro khi lãi suất biến động mạnh và ngân hàng thực hiện hợp đồng Collars nhằm thu phí để tài trợ cho giao dịch Caps hoặc Floors.
Khi mua hợp đồng Collars, nếu lãi suất thị trường biến động thấp hơn lãi suất Floors hoặc lớn hơn lãi suất Caps trong hợp đồng Collars thì ngân hàng mua Collars sẽ nhận được khoản thanh toán từ người bán Collars tương ứng với mức chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất trong hợp đồng Collars.
1.2.5 Lợi ích và hạn chế của công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất: ro lãi suất:
1.2.5.1 Lợi ích của công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất: suất:
Trong hoạt động kinh doanh, các chủ thể kinh tế bao gồm doanh nghiệp và các ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và đưa đến tình trạng thua lỗ. Do vậy, phòng ngừa rủi ro là biện pháp tốt nhất để bảo toàn thu nhập và chi phí. Các công cụ tài chính phái sinh cho phép chuyển giao rủi ro từ
những người muốn loại trừ rủi ro hay giảm thiểu rủi ro sang những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Công cụ tài chính phái sinh lãi suất (kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai) giúp cho các chủ thể kinh tế có thể cố định chi phí và bảo toàn lợi nhuận, tránh ảnh hưởng bởi sự biến động lãi suất.
Trong phòng ngừa rủi ro lãi suất của ngân hàng, do những nhược điểm của quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn nên cần sự kết hợp vận dụng các công cụ phái sinh phần nào hạn chế những rủi ro lãi suất mà ngân hàng thường xuyên đối mặt. Ngoài ra với vai trò của trung gian tài chính, các ngân hàng có thể tăng nguồn thu từ việc thu phí với tư cách của người môi giới đồng thời mở rộng, phát triển các mặt hoạt động khác như huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, tư vấn... cũng tăng cao và hiệu quả hơn.