Tăng cường quản lý các nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện quan hóa tỉnh thanh hóa (Trang 107)

- Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn là mắt xích trong hệ thống dây truyền của quá trình dạy học Mỗi tổ chức có chức

3.2.5.Tăng cường quản lý các nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học

bị phục vụ hoạt động dạy học

3.2.5.1. Mục đích của giải pháp

Quản lý nguồn lực là một nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý trong giai đoạn hiện nay, nhất là giáo dục thực hiện việc khoán và quy trách nhiệm người đứng đầu trong việc tổ chức các hoạt động tại đơn vị. Quản lý nguồn lực là quản lý về con người (trong nhà trường bao gồm các đối tượng: Cán bộ, giáo viên, học sinh) quản lý CSVC, TBDH …

Cơ sở vật chất, TBDH là một thành tố của qúa trình dạy học, nó là điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đó phải có sự đầu tư đúng mức cho công tác này, nhằm phục vụ đầy đủ cho các giờ thực hành, thí nghiệm, các tiết dạy có sử dụng giáo vụ trực quan. Các nhà trường cần xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị phù hợp với nội dung, chương trình và phù hợp với phương pháp giảng dạy.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Hàng năm phòng GD&ĐT cần có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng tập huấn cho giáo viên của các nhà trường về năng lực sử dụng ĐDDH, nhất là trang TBDH.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra các hoạt động của các bộ phận chức năng và các đồ dùng, CSVC của trường, của lớp. Tiến hành kiểm kê, đánh giá để có kế hoạch tu sửa, bổ sung mua sắm thêm.

Hàng năm các nhà trường có kế hoạch về kinh phí mua sắm, tăng cường trang thiết bị, xây dựng CSVC phù hợp. Đồng thời tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, gia đình và cá nhân có tâm huyết với GD&ĐT.

Sử dụng có hiệu quả CSVC hiện có, khai thác hết tác dụng của nó đối với việc giảng dạy, phải coi hoạt động này là nơi tổ chức thực hành, thí nghiệm và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Quan tâm mua sắm trang thiết bị hiện đại như máy vi tính, nối mạng thông tin trong toàn hệ thống nhà trường của huyện, của ngành để có khả năng tiếp nhận những tri thức mới áp dụng trong quản lý, trong giảng dạy.

Tăng cường quan hệ, hợp tác, phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên Quan Hóa, Trung tâm dạy nghề và trường Trung cấp dạy nghề để dạy cho học sinh những môn kỹ thuật ứng dụng nhằm khai thác có hiệu quả các TBDH hiện đại.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia: Sách là người bạn, người thầy của mọi người. Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh cần quan tâm đúng mức đến thư viện của nhà trường. Cần bố trí kinh phí đủ để mua sắm thêm các loại sách, báo, tài liệu tham khảo .

Công tác giới thiệu kịp thời có hiệu quả, thủ tục mượn nhanh gọn dễ dàng. Cần kiểm tra thường xuyên để bổ sung kịp thời các tài liệu mới, bảo quản và sử dụng có hiệu quả tài liệu cũ.

Hiệu trưởng phải thường xuyên quan tâm đến việc đầu tư mở rộng CSVC. Có kế hoạch sửa chữa, cải tạo, nâng cấp điều kiện CSVC đảm bảo phục vụ cho hoạt động giáo dục trong nhà trường. Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm, hiệu trưởng phải tích cực tham mưu với chính quyền địa phương kêu gọi XHHGD, vận động kinh phí từ các nhà tài trợ, các doanh nghiệp, từ cha mẹ học sinh để từng bước đầu tư trang bị các phương tiện dạy học hiện đại phục vụ cho việc đổi mới PPDH, góp phần nâng cao hiêụ quả giáo dục tại đơn vị.

Tăng cường bổ sung TBDH, ưu tiên kinh phí mua sắm thiết bị hiện đại, ứng dụng vào dạy học và đổi mới PPDH. Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn đầu tư TBDH hiện đại. Tích cực khai thác các nguồn kinh phí để tăng cường đầu tư TBDH hiện đại phục vụ cho dạy học và QLDH trong nhà trường.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Cần có những quy định cụ thể cho từng giáo viên, từng khối lớp nhằm thực hiện có hiệu quả quy định của Bộ GD&ĐT, tạo nền nếp thực hiện tự giác, nghiêm túc. Tăng cường kiểm tra việc sử dụng TBDH và ứng dụng công nghệ thông tin, có những quy định cụ thể, đặt ra những yêu cầu bắt buộc khi kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện của giáo viên.

Bồi dưỡng phương pháp sử dụng TBDH cho giáo viên. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng ĐDDH cần được thực hiện và xem như một trong những nội dung bồi dưỡng các PPDH tích cực.

Để quản lý, sử dụng hiệu quả TBDH, giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ, phù hợp với đặc điểm học tập của học sinh, đảm bảo an toàn trong quá trình dạy học. Lựa chọn các TBDH hiện đại và lợi thế của công nghệ thông tin phù hợp, sử dụng hiệu quả

đòi hỏi giáo viên phải toàn tâm toàn ý trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới PPDH và QLDH.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện quan hóa tỉnh thanh hóa (Trang 107)