0
Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA (Trang 78 -78 )

- Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng, chịu

T số SL % SL % SL % S

2.3.3.2. Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên

Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên được coi là khâu quan trọng đặc biệt quan tâm, Hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra chi tiết trên cơ sở kế hoạch bài dạy đã duyệt, kiểm tra đột xuất có được đánh giá chính xác từng giáo viên. Đối tượng kiểm tra không phải là giáo viên giỏi, giáo viên yếu mà kiểm tra tất cả giáo viên, nội dung kiểm tra bao gồm việc thực hiện nề nếp dạy học, soạn bài, tiến độ thực hiện chương trình, hoạt động nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động tự học tự bồi dưỡng kiểm tra bài giảng trên lớp

bằng hình thức dự giờ hoặc kiểm tra giáo viên có soạn bài hay không, có sử dụng phương tiện dạy học ghi trong giáo án hay không.

Muốn kiểm tra chất lượng hoạt động dạy của giáo viên, chúng ta phải khảo sát trắc nghiệm chất lượng bài làm của học sinh. Qua kiểm tra giúp giáo viên điều chỉnh để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Biện pháp kiểm tra có thể trực tiếp Ban giám hiệu dự giờ, có thể giao cho tổ chuyên môn kiểm tra nội bộ hoặc từng giáo viên dự giờ kiểm tra lẫn nhau và nạp phiếu dự giờ cho Ban giám hiệu. Có thể kiểm tra dự giờ của giáo viên thông qua hình thức thao giảng. Một số trường chỉ đạo giáo viên giỏi thực hiện giờ thao giảng, dạy thực nghiệm, có trường kết hợp cả giáo viên khá, giáo viên trung bình cùng dự giờ rút kinh nghiệm. Hình thức này chiếm khoảng 70%. Qua điều tra thực tế cho thấy hiệu trưởng một số trường chưa kiểm tra giáo viên có tay nghề yếu để giúp đỡ họ phấn đấu chủ yếu được giao khoán cho tổ chuyên môn.

Thực tế khảo sát cũng cho thấy phần lớn hiệu trưởng các trường sử dụng hình thức dự giờ của giáo viên để đánh giá. Giáo viên nắm được tiêu chuẩn giờ dạy theo chuẩn của Bộ GD&ĐT đã được thảo luận trong tổ chuyên môn. Hiệu trưởng khi dự giờ cần chú ý phương pháp, kiến thức, năng lực chuyên môn và sự sáng tạo, tài năng sư phạm của giáo viên. Hiệu trưởng có thể kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên thông qua việc kiểm tra các bộ môn hàng tháng, điểm kiểm tra học kỳ, kiểm tra xác xuất bài làm của học sinh, kiểm tra việc ra đề của giáo viên theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn của Bộ GD&ĐT. Kết quả học tập của học sinh là thước đo quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động dạy của giáo viên.

Bên cạnh những trường đã làm tốt công tác kiểm tra vẫn còn một số trường chưa lập kế hoạch chi tiết để kiểm đánh giá giáo viên, kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên, có một số trường việc kiểm tra của hiệu trưởng

chỉ là hình thức không tiến hành nhận xét, đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên một cánh nghiêm túc nên chưa thúc đẩy được hoạt động chuyên môn của nhà trường, tác dụng của việc kiểm tra chuyên môn chưa cao, có hiệu trưởng chưa chú ý đến việc kiểm tra học tập của học sinh ngay sau giờ dự, nên chưa có kết quả khách quan, không nắm được thực chất học sinh có hiểu bài hay không. Giáo viên dự giờ lẫn nhau thường phân hai cực; hoặc nói hết thành công và chưa thành công của giờ dạy hoặc rút kinh nghiệm qua loa hoặc áp đặt ý kiến chủ quan của mình vào giờ dạy của đồng nghiệp, khảo sát thực tế của chúng tôi đã chỉ ra rằng, chỉ ở đâu có tổ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn trung thực thì ở đó mới có sự phân định chuyên môn khoa học thì chất lượng dạy học mới được nâng lên.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA (Trang 78 -78 )

×