- Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng, chịu
T số SL % SL % SL % S
2.3.1.3. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên.
Khi chúng ta cùng chung suy nghĩ, công tác BDTX là chìa khoá của sự thành công thì người học sẽ có ý thức và chủ động trong công tác bồi dưỡng. BDTX không chỉ củng cố kiến thức đã học mà quan trọng hơn là để cập nhật với chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành, không lạc hậu với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật. BDTX sẽ tháo gỡ được những khó khăn đang vướng mắc tưởng chừng phải bó tay.
Trong các hình thức BDTX đang thực hiện hiện nay thấy hình thức tự học là có hiệu quả nhất “ở đâu có tự học, ở đó có đổi mới” (Nguyễn Cảnh Toàn). Khi cá nhân có ý thức tự học tức là cá nhân có nhu cầu đích thực. Họ sẽ học cái họ thiếu, học cái họ cần. Họ sẽ tự biết mua loại tài liệu nào thiết thực, bổ ích. Họ sẽ nghiên cứu, bổ sung những khoảng trống kiến thức. Khi tính tự giác và lòng đam mê trở thành sức mạnh vật chất thì hiệu quả tất yếu sẽ tỷ lệ thuận. Tất nhiên, không phải ai cũng biết tự học và ai cũng tự giác vì tự học thì phải biết học (đây là mã số và phải giải mã). Ở những trường hợp
này rất cần đến vai trò người CBQL. Người CBQL phải đủ tầm để định hướng, chỉ đạo và kiểm tra và kiểm soát được đội ngũ của mình.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên:
Theo đánh giá của CBQL, nhìn chung việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên THCS ở địa bàn được thực hiện tương đối tốt. Điều này đã phản ánh đúng thực trạng ở các trường THCS hiện nay trên địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên CBQL ở nhiều trường chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng năm để bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tuy có xây dựng nhưng sơ sài, đối phó công tác kiểm tra, không chú trọng thực hiện kế hoạch. Thường do giáo viên tự giác đi học tập để nâng cao trình độ hoặc tự nghiên cứu, bồi dưỡng tại nhà. Do vậy công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV không đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên ngành:
Qua kết quả điều tra thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức chuyên ngành cho đội ngũ giáo viên do CBQL cho thấy hầu hết CBQL đánh giá cao công tác tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên ngành cho giáo viên là tốt. Bởi vì xã hội ngày càng phát triển, nhiều thông tin mới luôn được cập nhật hàng ngày trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực GD&ĐT. Nếu giáo viên không tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, thì kiến thức của giáo viên sẽ bị mai một, không nắm bắt kịp các chủ trương và những định hướng đổi mới trong GD& ĐT. Thực tế trên địa bàn nghiên cứu rất nhiều CBQL quan tâm đến công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho giáo viên , tuy nhiên cũng còn một số chưa thật sự quan tâm đến công tác này, do đó nhiều giáo viên chưa tự giác và cố gắng trong việc học tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ tốt cho công tác dạy học và giáo dục trong nhà trường.
- Tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ:
Hầu hết CBQL rất quan tâm đến công tác tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Giáo viên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn bằng một số loại hình đào tạo: Liên thông, tại chức, từ xa. Nhiều giáo viên rất cố gắng học tập để đủ chuẩn theo qui định của Bộ GD&ĐT và trên chuẩn. Hiện tại toàn huyện số lượng giáo viên THCS vượt chuẩn tương đối cao.
Trong quá trình giáo viên học tập để nâng cao trình độ, nhiều CBQL tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác để giáo viên an tâm đi học như: Phân công giờ dạy và công tác khác hợp lý, luôn động viên tinh thần để giáo viên cố gắng cao trong học tập.
- Chỉ đạo các tổ bộ môn định hướng nội dung tự bồi dưỡng:
Ngay từ đầu năm Ban giám hiệu đã chỉ đạo các tổ chuyên môn phải lên kế hoạch hoạt động năm, tháng, tuần, trong đó có chú trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. Tuy nhiên cũng còn một số CBQL ít quan tâm đến công tác này, do vậy các tổ chuyên môn không quan tâm đến công tác định hướng nội dung bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. Từ đó nhiều giáo viên chưa tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng, kiến thức và kỹ năng giảng dạy không được tích luỹ nhiều, làm cho chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường chưa đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức đăng ký nội dung, kế hoạch tự bồi dưỡng:
Đánh giá của CBQL về việc tổ chức cho giáo viên đăng ký nội dung, kế hoạch tự bồi dưỡng cho thấy: Công tác đăng ký và soạn nội dung và kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên là rất quan trọng đã được CBQL thật sự quan tâm. Tuy nhiên, việc đăng ký nội dung và kế hoạch tự học tự bồi dưỡng của giáo viên được CBQL ở một số giáo viên chưa tự giác đăng ký nội
dung kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng. Đồng thời các tổ bộ môn chưa quan tâm, theo dõi đôn đốc giáo viên thực hiện công tác này.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng:
Công tác chỉ đạo các tổ chuyên môn kiểm tra, đánh giá, giám sát thực hiện nhiệm vụ tự học được đánh giá là tốt. Như vậy có thể thấy nhiều CBQL rất quan tâm đến công các kiểm tra giám sát việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. Bởi vì nếu không thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát thì giáo sẽ không cố gắng và tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng của mình.
Qua kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ giúp cho CBQL theo dõi, nắm bắt được tình hình học tập của giáo viên để có định hướng nhắc nhở, động viên giáo viên cố gắng học tập. Mặt khác sẽ phê bình nhắc nhở những giáo viên không cố gắng trong công tác này. Thực tế trên địa bàn nghiên cứu cũng còn một số CBQL ít quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, do vậy kiến thức và kỹ năng giảng dạy của nhiều giáo viên chưa được đánh giá ở mức cao. Chất lượng giáo dục và dạy học ở trường đạt được ở mức khá. Một số trường xa trung tâm huyện, chất lượng giảng dạy và học tập chưa cao, không thể ngang bằng với các trường vùng ven và thị trấn.
- Thanh tra đột xuất hồ sơ tự bồi dưỡng:
Từ thực trạng điều tra công tác thanh tra đột xuất hồ sơ tự bồi dưỡng của giáo viên được CBQL đánh giá cho thấy đa số hồ sơ tự bồi dưỡng của giáo viên được xếp loại khá tốt. Như vậy hầu hết CBQL xem công tác thanh tra đột xuất hồ sơ tự bồi dưỡng của giáo viên là công tác rất quan trọng, góp phần chấn chỉnh và giúp giáo viên có tinh thần tự giác cao trong công tác tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Nếu CBQL không thực
hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, thì giáo viên sẽ không có ý thức cao trong công tác tự học, tự bồi dưỡng. Từ đó kết quả bồi dưỡng sẽ không đạt yêu cầu như kế hoạch đã đề ra. Mặt khác còn một số ít CBQL trên địa bàn nghiên cứu không quan tâm nhiều đến công tác thanh tra, kiểm tra việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, làm cho công tác này không đạt hiệu quả. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên không được cải tiến, chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường không đạt hiệu quả cao. Điều này phản ánh đúng thực tế ở một số trường THCS vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Quan Hoá hiện nay.