0
Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Chất lượng giáo dục và rèn luyện

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA (Trang 67 -67 )

- Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng, chịu

T số SL % SL % SL % S

2.2.4.2. Chất lượng giáo dục và rèn luyện

Bảng 2.8: Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS huyện Quan Hoá trong 3 năm học.

TT Năm học Tổng số Hạnh Kiểm Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 2011 - 2012 2312 1565 68,9 533 23,5 167 7,3 02 0,3 2 2012 - 2013 2456 1654 76,1 453 20,9 61 2,8 05 0,2 3 2013 - 2014 2061 1643 74,7 392 17,8 45 2,1 117 5,4 Tổng cộng 6637 4862 1378 273 124

Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Quan Hoá

Học sinh THCS huyện Quan Hoá nhìn chung là thuần chất và chăm ngoan (Bảng 2.8 và biểu đồ 2.4). Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm Tốt, Khá trên 92,5%, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa ngoan, có biểu hiện hư hỏng, chậm tiến bộ trong rèn luyện là do trên địa bàn huyện có nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, con cái để ở nhà nhờ người thân chăm sóc, việc giáo dục con cái phó thác hoàn toàn cho thầy cô nên việc kết hợp gia đình và

nhà trường trong giáo dục gặp nhiều khó khăn. Mặt khác công tác đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng của học sinh đang được các nhà trường thực hiện một cách thực chất hơn, khách quan hơn.

Trong những năm qua tình hình học tập, rèn luyện của học sinh THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Quan Hóa là khá tốt, đại đa số học sinh có tinh thần thái độ, động cơ học tập đúng đắn, nhận thức được đầy đủ nhiệm vụ học tập của mình; cần cù, chăm chỉ học và làm bài tập đầy đủ, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nề nếp học sinh được duy trì tốt, phương pháp tự học đã được làm quen và bước đầu tạo nên một phong trào. Học sinh dần biết sử dụng các phương pháp, phương tiện hiện đại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Tuy nhiên việc học tập của học sinh còn bộc lộ những tồn tại hạn chế, đó là: Học sinh chưa thật quen với cách học mới, trên lớp chưa thực sự tập trung tham gia tiếp thu và lĩnh hội tri thức, còn thụ động, ỷ lại, việc sử dụng đồ dùng, thí nghiệm và các phương tiện học tập còn bỡ ngỡ, lúng túng. Nhiều em học sinh chưa quen với cách kiểm tra đánh giá mới. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế còn chậm. Phương pháp tự học chưa được bồi dưỡng nhiều, việc học, chuẩn bị bài ở nhà ở một bộ phận học sinh chưa tốt.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA (Trang 67 -67 )

×