0
Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Quản lý nền nếp giảng dạy

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA (Trang 68 -68 )

- Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng, chịu

T số SL % SL % SL % S

2.3.1.1. Quản lý nền nếp giảng dạy

Việc quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đúng theo chương trình và quy chế chuyên môn, nhưng thực tế chưa thống nhất được về phương pháp

đổi mới, nhận thức của giáo viên về việc đổi mới chưa cao, nên nhiều giáo viên còn ngại thay đổi cách dạy, vì cách dạy đã ăn sâu vào nếp nghĩ của họ. Bên cạnh đó các hình thức kiểm tra, đánh giá còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp dẫn đến chất lượng học sinh giữa các trường, các khu vực trong huyện chưa đồng đều.

Hoạt động giảng dạy là hoạt động chủ yếu trong trường THCS, chất lượng đào tạo của trường THCS phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng hoạt động của giáo viên. Để quản lý tốt nề nếp dạy học của giáo viên: Hiệu trưởng các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Quan Hóa đã thực hiện các bước sau: Giao cho các tổ chuyên môn lập kế hoạch hoạt động, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, tại trong tổ của mình trong trường và tham dự các lớp tập huấn do Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức; tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch họp tổ (thường 2 tuần/lần) phân công giáo viên dạy theo chuyên đề, giáo viên trong tổ, nhóm dự giờ rút kinh nghiệm; tổ chức các tiết dự giờ thăm lớp, hội giảng cấp trường, thao giảng cấp cụm chuyên môn.

Từ việc quản lý nề nếp dạy học giáo viên nói trên, cho thấy việc quản lý nền nếp dạy học ở huyện Quan Hóa đã thực hiện quản lý dạy học của giáo viên, đã có sự kiểm soát của người quản lý, dựa trên kế hoạch, chương trình quy định, Tuy nhiên việc quản lý nền nếp dạy học cần phải chặt chẽ hơn, phải sâu sát từ việc nhận thức đổi mới, soạn giảng theo phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, quản lý nội dung và phương pháp của từng giáo viên, từ việc tập huấn cần phải nhấn mạnh vào những trọng tâm hoặc những vấn đề nào (lý thuyết hay thực hành) sinh hoạt tổ chuyên môn đã đi sâu vào nghiên cứu chuyên đề, phương pháp giảng dạy hay chưa, cái được và cái chưa được qua các hội thi giáo viên giỏi các cấp, phải theo dõi đôn đốc việc thực hiện, đánh giá kết quả nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của toàn bộ giáo viên. Bên cạnh đó cũng cần tìm nhiều biện pháp khác sáng tạo và khoa

học hơn để nâng cao chất lượng giảng dạy và còn phụ thuộc vào kế hoạch, chương trình và quy định của các cấp quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA (Trang 68 -68 )

×