Căn cứ đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện quan hóa tỉnh thanh hóa (Trang 85)

- Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng, chịu

3.1.1.Căn cứ đề xuất các giải pháp

T số SL % SL % SL % S

3.1.1.Căn cứ đề xuất các giải pháp

Căn cứ quan điểm giáo dục: Nhằm xây dựng những con người và thế hệ trẻ gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; CNH - HĐH đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng học, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe, là người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD&ĐT, khắc phục triệt để lối truyền thụ một chiều, rèn luyện

thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh.

Định hướng trên đã được pháp chế hóa trong Luật Giáo dục: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Đổi mới PPDH khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh là một yêu cầu thiết yếu của ngành GD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nhà trường cần quán triệt đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Căn cứ mục tiêu của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015: "Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về GD&ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất, mũi nhọn ở các cấp học, tăng tỷ lệ trường chuẩn quốc gia, gắn liền với đẩy mạnh bồi dưỡng nhân tài tương ứng với tiềm năng và truyền thống. Đổi mới phương pháp dạy và học, đánh giá kết quả học tập của tất cả các cấp học, kiểm định độc lập chất lượng giáo dục và công khai xếp loại các cơ sở GD&ĐT trong toàn tỉnh. Tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục theo quy định chuẩn hóa của

Bộ GD&ĐT. Thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hóa trường, lớp học; xây dựng và củng cố trường chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng nhân tài, phấn đấu 65% trường Mần non, 95% trường Tiểu học và 70,5% trường THCS và 50% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc giai" [29, tr 89].

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện quan hóa tỉnh thanh hóa (Trang 85)