Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành:

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty aramark (Trang 49)

III. Phân tích ngành:

8. Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành:

8.1. Các thay đổi từ người mua sản phẩm

Giai đoạn 2002- 2009, GDP bình quân đầu người của Mỹ tụt giảm mạnh, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn. Khách hàng có xu hướng chuyển từ tự chế biến thực phẩm phục vụ cho tổ chức sang thuê ngoài để giảm chi phí và tập trung vào lĩnh vực chính của họ.

→Chính điều này làm cho cầu ngành dịch vụ thực phẩm có xu hường tăng.

8.2. Sự thay đổi về quy định và chính sách

Vấn đề an toàn thực phẩm đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi hiểm họa từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế và chính phủ mỗi quốc gia ngày càng quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề kiểm tra, giám sát chặt chẽ các loại thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người dân toàn cầu.

Tại Mỹ, trước thực trạng đáng báo động là 1/6 dân số bị nhiễm bệnh do ngộ độc thực phẩm mỗi năm, chính phủ Mỹ mới đây đã thông qua Luật Hiện đại hóa An toàn Vệ sinh Thực phẩm, chủ trương siết chặt an toàn từ khâu sản xuất. Luật mới cho phép Cục Quản lý Thực - Dược phẩm (FDA) được thanh tra bất kỳ cơ sở chế biến thực phẩm nào và ra lệnh thu hồi nếu nghi ngờ thực phẩm không bảo đảm an toàn. FDA cũng được phép buộc các nhà sản xuất thực phẩm, nước uống trình bày chi tiết các biện pháp hạn chế nhiễm khuẩn của cơ sở mình trước khi đưa thực phẩm ra thị trường. Cả những loại thực phẩm nhập khẩu cũng sẽ được cơ quan này kiểm định gắt gao hơn. Ngoài ra, luật dán nhãn thực phẩm buộc các công ty phải ghi nhãn các chất dị ứng trong thực phẩm hay luật kiểm tra nguyên liệu đầu vào và đánh giá cơ sở hạ tầng chế biến thực phẩm.

→Với áp lực từ chính phủ và các cơ quan bảo vệ người tiêu ngày càng cao về vấn đề an toàn thực phẩm buộc các công ty trong ngành phải chú trọng hơn nữa đến các vấn đề đã được quy định để có thể tồn tại trong ngành.

50

Các thay đổi về chi phí hiệu quả:

Hiện nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu và giá dầu tăng đã tác động mãnh mẽ đến thế giới làm cho giá nguyên vật liệu tăng cao. Bên cạnh đó, nhu cầu về thực phẩm ngày một tăng và nạn đầu cơ tích trữ tăng giá đã đẩy giá nguyên vật liệu tăng cao đặc biệt là giá nguyên vật liệu đầu vào dành cho ngành dịch vụ thực phẩm đã lên đến mức kỷ lục.

→ Chính điều này đã làm tăng chi phí đầu vào cho ngành dịch vụ thực phẩm. Do đó, việc cải tiến sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến từ các khâu sản xuất, cải tiến marketing, đến việc phục vụ khách hàng đã giúp các công ty giảm được phần nào chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả kinh tế cao. Các công ty phải cân nhắc giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đánh giá mức độ hiệu quả kinh tế.

→Một số công ty nhỏ do không kiểm soát tốt chi phí đã thu hẹp quy mô sản xuất của mình vì thế cạnh tranh giữa các công ty lớn trong ngành như Compass, Aramark, Sodexo, Delaware North.. ngày càng trở nên gay gắt.

8.3. Toàn cầu hóa

Ngày nay, cạnh tranh không chỉ dừng lại ở phạm vi biên giới quốc gia mà còn ở thị trường các quốc gia khác. Nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới ngày càng cao, yêu cầu được cung cấp các sản phẩm cùng một nền tảng. Chính vì vậy các công ty dịch vụ thực phẩm không chỉ hoạt động trong một quốc gia mà mở rộng ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy các dịch vụ thực phẩm phải đa dạng để thõa mãn yêu cầu khác nhau của khách hàng trên các quốc gia khác nhau.

Để có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, các công ty dịch vụ thực phẩm phải tìm hiểu về thói quen ẩm thực và văn hóa thực phẩm của từng khu vực riêng biệt để có các chiến lược đáp ứng khách hàng cho phù hợp mà vẫn đảm bảo được nét văn hóa riêng của nước mình và công ty mình.

→Toàn cầu hóa làm cho cạnh tranh trong ngành ngày càng gây gắt hơn.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty aramark (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)