CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV du lịch công đoàn đà nẵng (Trang 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1. Căn cứ vào các yếu tố bên ngoài

a. Môi trường kinh tế

Ngành du lịch có tắnh liên ngành, liên vùng và sự phát triển chịu sự tác

động của nền kinh tế. Kinh tế phát triển không những tạo động lực cho sự

phát triển của ngành du lịch mà còn là điều kiện tiên quyết dẫn đến khả năng chi tiêu cho du lịch của người dân. Thực tế cho thấy, suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rõ ràng đến ngành du lịch tại Việt Nam nói chung và du lịch tại Đà Nẵng nói riêng.

b. Môi trường văn hóa - xã hi

Mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng của từng vùng và đây chắnh là đặc điểm quan trọng để

tạo nên sự hấp dẫn riêng về du lịch của từng khu vực. Những giá trị này làm cho xã hội phong phú, tồn tại và liên tục phát triển.

Yếu tố văn hóa trong du lịch được xem là một trong những nhân tố

quan trọng để tạo sự thu hút, chú ý của du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, văn hóa quốc gia còn được xem là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng trong chiến lược quy hoạch phát triển nguồn tài nguyên du lịch.

Muốn phát triển du lịch phải lấy giá trị và bản sắc văn hóa làm nòng cốt, trong xu thế cạnh tranh hiện nay yếu tố nền văn hóa được đặt lên hàng

đầu trong công tác khai thác phục vụ du lịch cũng như trùng tu, tái tạo chúng. Cùng với quá trình hội nhập nên kinh tế thế giới, các yếu tố văn hóa ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động ngành du lịch. Vì vậy, nghiên

cứu các yếu tố văn hóa - xã hội là nội dung không thể thiếu. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có cấu trúc dân số trẻ mà đặc thù của ngành du lịch là cần những lao động trẻ, đầy nhiệt huyết và năng động để phục vụ

trực tiếp trong ngành, do đó vấn đề cấp thiết là tập trung đào tạo và xây dựng

đội ngũ có chất lượng cao đểđáp ứng nhu cầu ngày một cao của ngành.

c. Môi trường t nhiên

Việt Nam là nước có khắ hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng có khắ hậu rất gần với khắ hậu ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp... Du lịch là ngành kinh tế được xem là nhạy cảm với điều kiện khắ hậu tự nhiên, nên nó ắt nhiều chịu ảnh hưởng do tác động từ khắ hậu. Thấy được vấn đề này, ngành du lịch đã có nhiều hoạt động cải thiện môi trường nhằm thu hút khách du lịch, chắnh nhờ sự nỗ lực đó mà hàng năm lượt khách mới đến Việt Nam ngày càng tăng, điều này đã tác động mạnh đến đội ngũ lao động đang làm việc trong ngành du lịch phải thay đổi tư duy, phong cách làm việc để tạo nên sự hài lòng, tin tưởng của du khách tham quan. Chắnh vì vậy, họ phải được

đào tạo để trang bị những kiến thức cần thiết cho bản thân, đó là những yêu cầu mà ngành du lịch cần quan tâm.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển ngành du lịch thành phốĐà Nẵng Đà Nẵng

a. Mc tiêu

Đến năm 2020, Đà Nẵng là một trong 3 địa phương có hoạt động văn hoá Ờ du lịch Ờ thể thao lớn nhất trong cả nước. Xây dựng và phát triển thành phố thành một trong những trung tâm văn hóa của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của

thành phố, gắn phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Số lượt khách đến Đà Nẵng đến năm 2015 ước đạt khoảng 3,5 triệu lượt khách và đến năm 2020 đạt 8,1 triệu lượt khách, tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 đạt 18,37%. Trong đó, khách quốc tế khoảng 700 ngàn lượt khách vào năm 2015 và 1,4 triệu lượt khách vào năm 2020.

Doanh thu chuyên ngành du lịch đạt 3,1 ngàn tỷđồng vào năm 2015 và

đến năm 2020 tăng lên đến 10,1 ngàn tỷ đồng. Giá trị tăng thêm lĩnh vực du lịch vào năm 2010 đạt 1,5 ngàn tỷ đồng; đến năm 2020 đạt 13,86 ngàn tỷ đồng, chiếm 9,25% GDP của thành phố, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt từ 17-18%/ năm.

Đến năm 2015 tạo thêm khoảng 6,7 ngàn việc làm trực tiếp trong ngành du lịch và khoảng hơn 9 ngàn việc làm vào năm 2020.

b. Định hướng phát trin

Mở rộng và khai thác có hiệu quả quy mô các thị trường khách du lịch hiện có. Bên cạnh đó, chú trọng tìm kiếm và phát triển các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấn Độ. Phát triển du lịch

Đà Nẵng theo 3 hướng chắnh:

- Du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái:

+ Phát triển du lịch biển tại cả 3 vùng du lịch: Non Nước - Ngũ Hành Sơn - Bắc Mỹ An; Mỹ Khê - Sơn Trà; Xuân Thiều - Nam Ô - Hải Vân. Bên cạnh đó, cần chú trọng các dịch vụ khác như thuyền buồm, lướt ván, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm... hình thành các khu nghỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Xem đây là là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

+ Tăng cường đầu tư, xây dựng Khu du lịch Bà Nà và vùng phụ cận trở

thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng, riêng có của thành phố. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ - Phước Nhơn kết hợp với vùng Bạch Mã, Cù Lao Chàm tạo thành liên vùng du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc.

- Du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề:

+ Tiếp tục nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, nâng cấp hệ thống đường kết hợp xây dựng Khu du lịch sinh thái sông Cổ Cò gắn với văn hoá Phật giáo tại

đây. Ngoài ra, phát triển du lịch văn hoá cần gắn với di tắch văn hoá, lịch sử

của các vùng phụ cận như: Cốđô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. + Khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phắa Nam và phắa Tây thành phố Đà Nẵng, sông Hàn, sông Trường Định..., tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các chương trình du lịch tại Đà Nẵng.

- Du lịch công vụ, mua sắm, hội nghị - hội thảo: Đây là loại hình du lịch mới mà Đà Nẵng có lợi thế để phát triển nhằm thu hút nguồn khách công vụ trong và ngoài nước đến tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm kết hợp tham quan, nghỉ mát.

3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Đà Nẵng Công đoàn Đà Nẵng

Mục tiêu của Công ty là trở thành một trong những công ty lữ hành mạnh, có uy tắn và đưa thương hiệu Codatours trở thành thương hiệu lữ hành có chất lượng cao tại Đà Nẵng nói riêng và trên toàn quốc nói chung, từng bước thăng hạng sao cho các khách sạn của Công ty.

Phương hướng phát triển của Công ty đến năm 2017:

+ Tiếp tục duy trì và thúc đẩy mảng lữ hành quốc tế. Đẩy mạnh khai thác thị trường mới như Mỹ, Châu Âu, Nga, Úc...

+ Đưa công tác chăm sóc khách hàng lên làm mục tiêu thiết yếu để

nâng cao uy tắn cũng như thương hiệu của Công ty.

+ Liên tục đào tạo đội ngũ nhân viên mới và cũđể đáp ứng tốt nhu cầu ngày một cao của du khách.

+ Đưa du lịch biển Đông vào kinh doanh, tiếp tục đầu tư tại các khách sạn, nhà hàng, hội trường phục vụ khách hội nghị.

Dựa trên phương hướng phát triển, mục tiêu tổng quát và dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, Công ty đã đặt ra những mục tiêu cụ thể

như sau:

+ Về tình hình kinh doanh: phấn đấu tăng 10% doanh thu năm sau so với năm trước; thu nhập bình quân của nhân viên tăng 7% hàng năm; công suất phòng Khách sạn Công đoàn Thanh Bình đạt trên 60%/năm, Khách sạn Công đoàn Đà Nẵng đạt trên 80%/năm; tăng 3-8% các nguồn khách lữ hành ở

các thị trường mới.

+ Về nguồn nhân lực: tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng nhằm đáp ứng chiến lược kinh doanh của Công ty là tăng doanh thu và mở rộng thị trường, vì vậy số lượng lao động của Công ty theo kế

hoạch mỗi năm tăng 5% so với lượng lao động năm trước. Đối với nhân viên cũ, trong thời gian tới cần phải được đào tạo liên tục để thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng và phục vụ cho chiến lược phát triển của Công ty. Nhu cầu đào tạo cho nhân viên được xác định mỗi năm và năm sau tăng so với số

Bng 3.1. Mc tiêu c th giao đon 2013 Ờ 2017

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017

Doanh thu Triệu đ 33.000 36.300 39.930 44.000 48.000 Số lao động Người 91 95 99 103 109 Nhu cầu đào tạo Người 37 38 40 42 44 Thu nhập bình quân Ngàn đ 4.400 4.700 5.000 5.300 5.600

(Nguồn: Phòng Kế toán và phòng Nhân sự)

3.1.4. Nhu cầu đào tạo và phát triển của người lao động

Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự đời của mạng Internet hầu như bao phủ khắp mọi nơi trên hành tinh.

Điều này khiến cho các quốc gia trên thế giới trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Các tổ chức quốc tế và khu vực như: WTO, EU, AFTA, ASEAN, NAFTA... thu hút nhiều quốc gia cùng tham gia, nhưng qua đó sự cạnh tranh càng trở

nên khốc liệt hơn và tất nhiên ưu thế hầu như bao giờ cũng nghiêng về quốc gia nào có chất lượng nguồn nhân lực cao hơn, được đào tạo tốt hơn. Như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vậy, chất lượng nguồn nhân lực là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần

được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, để có được chắnh sách đào tạo hợp lý, ngoài việc căn cứ vào phương hướng, mục tiêu phát triển của Công ty trong những năm tới, thì còn phải căn cứ nhu cầu bản thân của người lao động về đào tạo.

Trong kinh doanh dịch vụ du lịch, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định

đến sự thành công của Công ty nên việc đầu tư cho công tác đào tạo là việc làm mang tắnh chiến lược lâu dài. Việc đào tạo có hiệu quả khi nó vừa thỏa mãn nhu cầu của tổ chức vừa thỏa mãn nhu cầu được đào tạo của cá nhân.

3.1.5. Một số quan điểm có tắnh nguyên tắc khi xây dựng giải pháp

a. Đào to phi phc v cho mc tiêu ca doanh nghip và nhân viên

sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Công tác đào tạo phải đi trước một bước theo phương châm đồng bộ, hệ thống, từng bước chuyên nghiệp.

Cần nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo nguồn nhân lực trong Công ty. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là vấn đề cốt lõi, là

điều kiện cơ bản nhất để Công ty có thể phát huy nội lực, thực hiện mục tiêu phát triển của mình.

Xây dựng môi trường học tập trong toàn Công ty, mỗi phòng, mỗi đơn vị trực thuộc là một tổ chức học tâp, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động phát huy khả năng sáng tạo tiềm ẩn của mình.

Công tác đào tạo phải gắn liền với chắnh sách sử dụng, đãi ngộ người lao động, đồng thời gắn lợi ắch của người lao động với mục tiêu phát triển của Công ty.

b. Tt c người lao động đều có quyn được hc tp và đào to như

nhau

Học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ vừa là quyền lợi của mọi người trong Công ty. Coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng và tôn vinh nhân tài trong Công ty.

Đây là chủ trương quan trọng đi vào nền kinh tế tri thức, đảm bảo cho mọi người trong Công ty tham gia học tập và học tập suốt đời để cập nhật kiến thức và năng lực, kỹ năng và khả năng sáng tạo trong công việc.

c. Đào to phi nâng cao hiu qu công tác sn xut kinh doanh

Xác định đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực là đầu tư hiệu quả nhất.

Đào tạo hướng đến mục tiêu xây dựng được đội ngũ CBCNV phát triển toàn diện, có phẩm chất năng lực ngày càng cao, có cơ cấu hợp lý, hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển của Công ty.

Đào tạo nguồn nhân lực phải gắn liền với việc nâng cao năng suất lao

động, nâng cao khả năng thắch ứng với sự thay đổi của nền kinh tế và môi trường kinh doanh.

3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ NẴNG CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ NẴNG

Phát huy lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế ngày nay là nhiệm vụ tối quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Các lợi thế cạnh tranh xuất phát từ cái gì đó mới hơn, cải tiến hơn hay tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Các ý tưởng hay sáng kiến mới đó lại xuất phát từ một nguồn kiến thức của nhân viên. Những nhân viên có kỹ năng và nhiệt huyết đối với doanh nghiệp được tổ chức tốt mới là yếu tố quan trọng quyết định nên sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Như vậy, việc tổ chức đào tạo nhân viên nhằm nâng cao kiến thức để phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự tăng trưởng và phát triển của Công ty, trong những năm qua Ban Giám đốc Công ty đã quan tâm tới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nếu so với tiềm năng của mình thì hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của Công ty vẫn còn nhiều thiếu sót cần phải khắc phục và giải quyết.

3.2.1. Hoàn thiện đánh giá nhu cầu đào tạo

a. Hoàn thin đánh giá nhu cu đào to

Nhìn chung trong thời gian qua, Công ty thường không tổ chức đánh giá nhu cầu đào tạo một cách chắnh thức, bài bản mà chỉ làm theo cách tương

đối sơ sài. Ban Giám đốc Công ty chỉ thông qua quan sát và trao đổi mà không thông qua các bước phân tắch tổ chức, phân tắch công việc cũng như

phân tắch nhân viên để từ đó danh sách nhu cầu cần đào tạo được đưa ra thường không cụ thể và chi tiết. Điều này làm cho công tác đào tạo của Công ty thường đi lệch hướng, không thực sự sát đúng với nhu cầu thực của mình

và đôi khi gây lãng phắ. Vậy để công tác đào tạo thực sự trở thành hoạt động thường xuyên, đúng người đúng việc thì thời gian tới Công ty cần phải nghiên cứu hoàn thiện công tác đánh giá nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo trải qua phân tắch 3 nội dung là phân tắch tổ chức, phân tắch công việc và phân tắch nhân viên.

Để tránh lãng phắ về thời gian, sức lực và chi phắ Công ty cần phải tiến hành phân tắch mục tiêu của mình và nhân tố để đáp ứng mục tiêu đó. Xác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định xem Công ty có thay đổi sản phẩm và phương thức kinh doanh hay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV du lịch công đoàn đà nẵng (Trang 66)