Giai đoạn đánh giá đào tạ o

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV du lịch công đoàn đà nẵng (Trang 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3.Giai đoạn đánh giá đào tạ o

Đánh giá kết quả đào tạo là việc xác định mức độ các hoạt động đào tạo đáp ứng được các mục tiêu đề ra ban đầu. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các lần đào tạo tiếp theo. Hiệu quả của các khóa đào tạo thường

được đánh giá qua 2 giai đoạn:

a. Giai đon nhn thc

Học viên tiếp thu, học hỏi được những gì qua khóa đào tạo. Trước hết, doanh nghiệp cần đánh giá những thay đổi của học viên theo các tiêu thức: phản ứng, học thuộc hành vi và mục tiêu đạt được như sau:

+ Phản ứng của học viên: Đánh giá phản ứng của học viên đối với chương trình đào tạo mà họ tham gia. Thông qua bảng câu hỏi điều tra để tìm hiểu xem họ có thắch thú với chương trình không, nội dung chương trình và

phương pháp đào tạo có phù hợp với thực tế công việc của họ không và phù hợp với nhu cầu phát triển nghề nghiệp không.

+ Mức độ nắm bắt của học viên: Các nhân viên tham dự khóa học cần

được kiểm tra để xác định mức độ nắm bắt các kiến thức, kỹ năng đã được học và các vấn đề khác liên quan theo yêu cầu của khóa đào tạo.

+ Thay đổi nhận thức, hành vi: Phân công cán bộ theo dõi, nghiên cứu hành vi của nhân viên có sự thay đổi như thế nào, theo chiều hướng nào và ở

mức độ nào khi tham gia khóa đào tạo.

b. Giai đon vn dng

Học viên áp dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào trong thực tế để

thực hiện công việc như thế nào. Tùy vào tình hình cụ thể và tắnh chất công việc tại đơn vị mà các nhà quản lý cần có những công cụ đo lường thắch hợp về kết quả thực hiện công việc của người lao động trước và sau đào tạo. Điều này không chỉ phụ thuộc hết vào chương trình đào tạo mà còn tùy thuộc vào khả năng, mức độ nắm bắt và vận dụng của mỗi người.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến kết quả thu được những gì sau việc đầu tư vào chương trình đào tạo. Để thực hiện điều này, cần phải phân tắch chi phắ bỏ ra và lợi ắch thu về sau đào tạo.

Để đánh giá những thay đổi của học viên, chúng ta có thể sử dụng mô hình đánh giá bốn cấp độ của Kirkpatrick để có được hiệu quả tốt nhất.

Bảng 1.2. Mô hình đánh giá của Donald Kirkpatrick

Mức độ Khắa cạnh

đánh giá Vấn đề quan tâm Công cụ

(1)

Phản ứng của học

viên

Học viên có hài lòng với khóa

học mà họ tham dự không? Bảng câu hỏi

(2) Nhận thức Học viên học được những gì từ khóa học?

Bài kiểm tra, tình huống giả định

(3) Hành vi

Học viên có ứng dụng được những gì mà họ tiếp thu từ

khóa học vào công việc không? Hoặc sau khóa học nhân viên có nâng cao hiệu quả công việc của mình không

Đo lường về kết quả thực hiện công

việc

(4) Kết quả Doanh nghiệp thu được gì từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc đầu tư cho đào tạo

Phân tắch chi phắ bỏ ra và lợi ắch đạt

được

(Nguồn: Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, 2006)

Qua bốn cấp độ đánh giá, hệ thống có thể cung cấp những thông tin có giá trị về mức độ hài lòng của học viên đối với khoá học, lượng kiến thức và kỹ năng họđược tiếp thu, khả năng ứng dụng những gì họđược học vào công việc, và ảnh hưởng của các chương trình đào tạo đối với thành công của tổ

chức. Những thông tin này giúp cho các nhà quản lý tổ chức hiệu quả hơn các chương trình đào tạo cũng như có biện pháp tốt hơn để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo.

Cấp độ 1 Ờ Phản ứng: Đánh giá ở cấp độ này chủ yếu tìm hiểu phản

ứng của học viên đối với khóa học họ tham dự. Thông qua phiếu thăm dò thường được phát vào cuối khóa học, học viên sẽ bày tỏ ý kiến của mình về

những khắa cạnh khác nhau của khóa học.

Cấp độ 2 Ờ Đánh giá học tập: Cấp độ thứ hai trong hệ thống đánh giá liên quan đến kết quả học tập của học viên. Kết quả học tập được xác định dựa trên lượng kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học viên tiếp thu được từ khoá học. Cấp độ này có thể tiến hành trong suốt khoá học và sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau (Bistriz, 1996) bao gồm bảng câu hỏi thăm

dò ý kiến, khảo sát, quan sát, kiểm tra lý thuyết trên giấy, kiểm tra thực hành,

đánh giá theo nhóm, tựđánh giá.

Cấp độ 3 Ờ Đánh giá hành vi: Khả năng và mức độứng dụng của những kiến thức và kỹ năng học viên đạt được từ khoá học vào công việc của họ là

đối tượng đánh giá chủ yếu của cấp độ ba. Đánh giá ở cấp độ này tương đối phức tạp và khó thực hiện.

Cấp độ 4 Ờ Đánh giá kết quả: Là đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua

ảnh hưởng của nó với kết quả kinh doanh. Cấp độ này không tập trung vào

ảnh hưởng của đào tạo đối với từng cá nhân mà nó tập trung vào ảnh hưởng chung của đào tạo đối với toàn bộ tổ chức. Cấp độ bốn là cấp độ khó thực hiện nhất, mất nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều kinh phắ nhất để thu thập, sắp xếp và phân tắch các dữ liệu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV du lịch công đoàn đà nẵng (Trang 28)