Phân tích hồi quy đa biến lần thứ nhất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng thành phố hồ chí minh (Trang 78)

Thực hiện phân tích hồi quy với 5 biến độc lập : (1) Sự tin tưởng đối với RAT và các nhà phân phối – tin tưởng; (2) Cảm nhận về chi phí – chi phí; (3) Cảm nhận về sự tiện lợi – tiện lợi; (4) Ý kiến của nhóm tham khảo – tham khảo; (5) Mối quan tâm đến sức khỏe và môi trường – sức khỏe và biến phụ thuộc Ý định mua RAT – ý định. Tác giả sử dụng phương pháp đưa tất cả các biến vào cùng một lượt. Theo mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu, phương trình hồi quy có dạng như sau:

Ý định = β1* tin tưởng + β2* chi phí + β3* tiện lợi + β4* tham khảo + β5* sức khỏe

Trong đó βk là hệ số hồi quy riêng phần (k=1….5)

Bảng 4.16. Tóm tắt mô hình lần thứ nhất

Model Summary

Model R R2 R2 hiệu

chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Durbin-Watson

1 .691a 0.477 0.464 0.45638 1.714

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)

Bảng 4.17. Phân tích phương sai lần thứ nhất (ANOVA)

Model Tổng các độ lệch bình

phương Df Trung bình các độ lệch bình phương

Kiểm

định F Sig

1 Hồi quy 37.495 5 7.499 36.004 .000a

Phần dư 41.032 197 0.208

Tổng 78.527 202

Hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh = 0.464 cho biết khoảng 46.4% sự biến thiên của ý định mua RAT của người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh có thể được giải thích từ mối quan hệ tuyến tính giữa biến ý định và các biến độc lập trong mô hình. Phần biến thiên còn lại mô hình không giải thích được vì do các yếu tố khác tác động.

Hệ số Durbin Watson = 1.714 <2 nên mô hình không có sự tương quan giữa các phần dư. Giá trị F được sử dụng trong bảng phân tích phương sai kiểm định về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Trong bảng phân tích ANOVA giá trị F= 36.004 và sig= 0.000 nên mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 4.18. Kết quả mô hình hồi quy đa biến lần thứ nhất

Nhân tố Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại phương sai (VIF) Hằng số -.849 .611 -1.391 .166 Tin tưởng .400 .058 .383 6.938 .000 .871 1.149 Chi phí -.121 .060 -.120 -2.015 .045 .751 1.332 Tiện lợi -.022 .063 -.020 -.351 .726 .826 1.211 Tham khảo .294 .096 .190 3.057 .003 .685 1.460 Sức khỏe .586 .088 .378 6.674 .000 .828 1.207

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 nên mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến và các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau.

Tuy nhiên, mức ý nghĩa của yếu tố tiện lợi có Sig. = 0.726 > 0.05 nên không có ý nghĩa thống kê, do đó yếu tố này bị loại khỏi phương trình hồi quy. Trong nghiên cứu của Andrew W. Shepherd (2006), “Vị trí” có tác động đến quyết định mua RAT, tuy nhiên kết quả của nghiên cứu này lại cho thấy yếu tố tương tự là “Cảm nhận về sự tiện lợi” lại không có tác động đáng kể. Vì vậy, tác giả sẽ kiểm định lại hồi quy của 4 yếu tố còn lại: (1) Sự tin tưởng đối với RAT và các nhà phân phối – tin tưởng; (2) Cảm nhận về chi phí – chi phí; (3) Ý kiến của nhóm tham khảo – tham khảo; (4) Mối quan tâm đến sức khỏe và môi trường – sức khỏe.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng thành phố hồ chí minh (Trang 78)