Hạn chế về hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 62)

BIDV vốn là một ngân hàng uy tín trong lĩnh vực bán buôn và mới xây dựng định hướng mở rộng thị phần hoạt động bán lẻ trong khoảng 5 năm gần đây. Bởi vậy, dù có thương hiệu và uy tín trên thị trường nhưng các sản phẩm bán lẻ vẫn chưa được nhiều khách hàng biết đến nên hoạt động Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn vừa qua, BIDV đã có sự đầu tư tích cực vào hoạt động Marketing, tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế.

Về việc giới thiệu sản phẩm, trong những năm qua, BIDV đã chú trọng công tác đào tạo cán bộ, tuy nhiên vẫn chưa tạo được một lực lượng chuyên viên có kiến thức tổng hợp, có kỹ năng thuyết phục khách hàng và luôn chủ động trong việc giới thiệu,

thu hút và bán chéo sản phẩm. Các kênh tiếp thị của BIDV còn hạn chế, chủ yếu chỉ qua các tờ rơi, banner đặt tại chi nhánh, phòng giao dịch mà khách hàng dễ dàng không quan tâm hoặc chú ý tới. Điều này làm giảm hiệu quả hoạt động bán hàng và giảm khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. Bên cạnh đó, tuy cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhưng các sản phẩm của BIDV chưa tạo được nét riêng biệt so với sản phẩm bán lẻ mà các ngân hàng khác cung cấp.

Chính sách chăm sóc khách hàng chưa đồng bộ, đặc biệt tại một số chi nhánh, nhân viên ngân hàng còn có thái độ chưa đúng mực trong phục vụ khách hàng. Hiện nay, BIDV đã thành lập Trung tâm Chăm sóc khách hàng (Call center) nhưng không tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên biệt tại các chi nhánh mà nhân viên quan hệ khách hàng cá nhân kiêm nhiệm chức năng này. Tuy nhiên, có thể thấy nhân viên quan hệ khách hàng chưa được đào tạo bài bản cũng như chưa chủ động lấy ý kiến và chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 62)