Kinh tế trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 41)

Quá trình hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới đem đến cho kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức, rủi ro. Trong những năm vừa qua, kinh tế Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực.

Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2004-2014

Đơn vị: %

Năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013, lạm phát thấp nhất trong vòng 10 năm qua (CPI 1,84%), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 283 tỷ USD tăng 12,8%, thặng dư thương mại 2,39 tỷ đồng. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp trong vòng 10 năm, mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao, tiến trình thực hiện đột phá chiến lược và tái cơ cấu nền kinh tế đang được thúc đẩy. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay.

Biểu đồ 2.6: Biến động tổng doanh thu toàn bảng xếp hạng VNR500 giai đoạn 2007-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Vietnam Report Những biến động kinh tế giai đoạn vừa qua cũng được phản ánh trong bức tranh toàn cảnh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Bảng xếp hạng VNR500). Theo thống kê của Vietnam Report, tổng doanh thu của nhóm doanh nghiệp VNR500 tăng dần qua các năm công bố. Đáng lưu ý, trong giai đoạn 2009-2010 và 2011-2012, tăng trưởng tổng doanh thu có dấu hiệu giảm tốc. Sang năm 2013-2014, kinh tế Việt

Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, tổng doanh thu của nhóm doanh nghiệp VNR500 cũng dần ổn định hơn với tốc độ tăng tương ứng trung bình 15%/năm.

Cùng với đó, môi trường kinh doanh Việt Nam đã ghi nhận những cải thiện đáng kể, chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam theo Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu (GCR) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã ghi nhận mức độ cạnh tranh của Việt Nam được cải thiện, tăng 7 bậc so với báo cáo năm 2012–2013 xếp ở vị trí 68/148 nền kinh tế. Đồng thời, theo Báo cáo cập nhật về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2014, Việt Nam xếp hạng 78/189 nước, tăng 21 bậc về mức độ thuận lợi kinh doanh so với năm 2013. Với những tiến triển đó, Việt Nam được ghi nhận là một trong những nền kinh tế mới nổi hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài. Sự khởi sắc về môi trường vĩ mô chung đã tạo thuận lợi cho hoạt động của hệ thống NHTM trong đó có BIDV.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 41)