Ngân hàng Bình An (Ping An Bank) là một trong những NHTM hàng đầu Trung Quốc, thuộc tập đoàn tài chính bảo hiểm Bình An, có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Ngân hàng đã xây dựng hệ thống hơn 400 điểm giao dịch trên khắp cả nước với lượng khách hàng cá nhân lên tới hơn 70 triệu người. Các kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL mà các NHTM tại Việt Nam có thể học tập Tổ chức hoạt động bán lẻ gắn liền với hoạt động bán buôn và các mảng hoạt động kinh doanh khác của tập đoàn trên cơ sở chia sẻ nguồn lực về công nghệ thông tin, marketing, các kênh phân phối và các khách hàng truyền thống. Việc tận dụng các nguồn lực sẵn có giúp ngân hàng và các bộ phận trong tập đoàn tận dụng tối đa nguồn lực, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời tăng cường hợp tác, liên kết, bán chéo sản phẩm.
Các nghiệp vụ thẩm định và hỗ trợ tín dụng bán lẻ được thực hiện tập trung tại Trung tâm vận hành đặt tại Thượng Hải với sự hoạt động của hơn 9.000 nhân viên, chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ các nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng và cả tập đoàn. Điều hành giúp nhân viên kinh doanh tại các chi nhánh không mất thời gian vào việc xử lý sổ sách mà tập trung hơn vào việc tìm kiếm, chăm sóc khách hàng và tiếp thị sản phẩm.
hoạt động của ngân hàng nói riêng và cả tập đoàn nói chung. Ngân hàng đã đầu tư nguồn lực đáng kể để xây dựng hệ thống phần mềm Core Banking, xây dựng Trung tâm dữ liệu chính và dự phòng, thực hiện kết nối các chi nhánh với trung tâm thông qua hệ thống đường truyền tốc độ cao, đảm bảo thông tin nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt, ngân hàng ứng dụng quy trình quản lý công nghệ kinh doanh nhằm giám sát, vận hàng và cải tiến quy trình kinh doanh một cách phù hợp và linh hoạt. Ngân hàng cũng đầu tư lắp đặt nhiều máy ATM có tính năng nhận tiền gửi, máy thu đổi ngoại tệ, hệ thống máy tính tại các phòng giao dịch và chi nhánh cho phép khách hàng truy cập Internet Banking.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Phát triển dịch vụ NHBL là xu hướng tất yếu của các NHTM Việt Nam hiện nay trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam là một thị trường còn nhiều tiềm năng với số lượng dân cư đông đúc, tỷ lệ dân cư sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt thấp, trong khi thu nhập của người dân tăng nhanh, nền kinh tế tăng trưởng tốt, đây là cơ hội rất lớn cho các NHTM phát triển dịch vụ NHBL, nếu các NHTM trong nước không tận dụng ngay cơ hội này để phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động và thị phần khách hàng của mình thì sẽ rất dễ bị các ngân hàng nước ngoài đánh bại ngay trên sân nhà. Hiện đã có rất nhiều ngân hàng ngoại mở rộng chi nhánh tại Việt Nam, trong đó có ngân hàng Standard Chartered và Commonwealth Bank of Australia. Với kinh nghiệm dày dạn, tiềm lực tài chính lớn mạnh và trình độ công nghệ hiện đại, các ngân hàng này có nhiều lợi thế để phát triển và tăng thị phần. Vì thế, các ngân hàng trong nước bước vào thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
Từ các bài học kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ NHBL của các nước như trên, tuy điều kiện kinh tế, môi trường kinh doanh, pháp lý và chính trị không giống nhau nhưng qua đó các NHTM Việt Nam cũng phần nào rút ra được các bài học cho mình.
Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ NHBL
Đa dạng hoá sản phẩm là xu thế tất yếu dựa trên nhu cầu của khách hàng. Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để đứng vững và phát triển, các NHTM cần đưa ra chiến lược xây dựng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng cần thành lập một phòng ban riêng chuyên về nghiên cứu sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra sự khác biệt về sản phẩm
so với các nhà cung ứng khác, tận dụng các kênh phân phối đã được xây dựng để mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.
Mở rộng mạng lưới kênh phân phối.
Đây là phương pháp hiệu quả giúp ngân hàng mở rộng thị phần, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín trên thị trường. Cách thức truyền thống các ngân hàng thường áp dụng là mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch. Bên cạnh đó, các NHTM có thể đầu tư cho kênh phân phối điện tử hoặc các kênh liên kết.
Xây dựng bộ máy tổ chức, quản lý hiệu quả.
Bộ máy tổ chức ngân hàng cần đảm bảo hợp lý, tránh cồng kềnh, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận và sự chỉ đạo thực hiện thông suốt tử hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch. Xây dựng bộ máy hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, cung ứng các dịch vụ tiện ích đến với khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Hệ thống ngân hàng nước ta đang trong thời kỳ tái cấu trúc bộ máy hoạt động các ngân hàng yếu kém, bởi vậy, để đứng vứng trên thị trường, các NHTM cần học hỏi mô hình tổ chức tại các NHTM thành công trên thế giới và áp dụng phù hợp với tình hình kinh tế và môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Đầu tư hiện đại hoá công nghệ - kĩ thuật.
Các sản phẩm NHBL ngày càng yêu cầu cao hơn về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin bởi sự tiện lợi chúng đem lại. Bởi vậy, các NHTM cần tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại, tăng cường hàm lượng công nghệ trong sản phẩm dịch vụ cung cấp, đồng thời đảm bảo tính bảo mật thông tin khách hàng bởi số lượng tội phạm công nghệ cao ngày càng tăng.
Tăng cường tiếp thị, chăm sóc khách hàng và xây dựng thương hiệu.
Với đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân và DNVVN, việc tiếp thị và chăm sóc khách hàng vô cùng quan trọng. Ngân hàng cần giúp cho khách hàng hiểu về các dịch vụ của ngân hàng để đưa ra được sự lựa chọn tối ưu nhất, đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu và uy tín. Do kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng càng uy tín sẽ càng thu hút được nhiều khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Trong thời kì cạnh tranh hiện nay, việc quảng bá thương hiệu càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Từ một số kinh nghiệm phát triển và mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ từ các ngân hàng lớn trong khu vực, chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về sự cần thiết của việc tăng cường đầu tư phát triển dịch vụ NHBL tại Việt Nam. Các ngân hàng cần học hỏi và xây dựng định hướng chiến lược phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình để đứng vứng và ngày càng phát triển trong thời kì hội nhập ngày nay.