Kết quả kinhdoanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV năm 2012-

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 43)

a) Huy động vốn

Bảng 2.5: Tăng trưởng vốn huy động từ khách hàng tại BIDV năm 2012-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

(i) (i) (ii) (i) (ii)

Huy động vốn từ tổ chức kinh tế 127.467 135.319 6,2% 191.509 41,5% Huy động vốn từ dân cư 175.593 203.583 16% 248.962 22,3% Tổng vốn huy động từ khách hàng 303.060 338.902 11,8% 440.471 30%

(i) Kết quả thực hiện trong năm (tỷ đồng) (ii) Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước (%) Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính BIDV năm 2012-2014 Trong giai đoạn 2012-2014, nguồn vốn huy động của BIDV tăng trưởng tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống. Bên

cạnh sự tăng trưởng nguồn vốn huy động từ khách hàng, trong giai đoạn vừa qua, BIDV cũng đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định về nguồn huy động từ dân cư. Theo đó, năm 2012, nguồn tiền gửi từ dân cư tăng mạnh tới 36%, đạt 175.593 tỷ đồng, chiếm 56% tổng vốn huy động từ khách hàng. Trong năm 2013, tiền gửi từ dân cư tăng 16% đạt 203.583 tỷ đồng, tỷ trọng vốn huy động từ dân cư/tổng vốn huy động đạt 60%. Cơ cấu vốn huy động tăng trưởng theo hướng gia tăng tính ổn định của nền vốn, tiền gửi từ dân cư tăng qua các năm và đạt 248.962 tỷ đồng vào năm 2014, chiếm tỷ trọng 57% tổng tiền gửi của khách hàng. Những số liệu trên cho thấy nguồn tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn và có đóng góp quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, góp phần tạo lập nguồn vốn lớn và ổn định.

Biểu đồ 2.7: Vốn huy động theo đối tượng khách hàng BIDV giai đoạn 2012-2014

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính BIDV năm 2012-2014 Mặc dù lãi suất huy động của BIDV giảm và thấp hơn một số NHTMCP khác nhưng ngân hàng vẫn huy động được lượng vốn dồi dào từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Nguyên nhân là do trong giai đoạn nền kinh tế trong nước chưa ổn định, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng có nhiều biến động, rủi ro cao. Bởi vậy, dù lãi suất các ngân hàng đều liên tục giảm nhưng gửi tiền tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư đa số người dân lựa chọn bởi tính an toàn, tiện lợi. Bên cạnh đó, cùng với uy tín và thương hiệu lâu năm, BIDV còn liên tục đưa ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi dự thưởng với giá trị lớn nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng. Việc tiền gửi khách hàng dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng tiền gửi khách hàng thể hiện BIDV đang thực hiện thành công chiến lược thu hút vốn theo hướng đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển các khách hàng cá nhân mới.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động BIDV giai đoạn 2012-2014

Huy động tiền gửi khách hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn với tỷ trọng 81% năm 2013 và 81,8% năm 2014. Tiền gửi nội tệ tăng mạnh so với năm trước cả về khối lượng (tăng 96.809 tỷ) và tỷ trọng, chiếm 91,8% tổng giá trị tiền gửi của khách hàng năm 2014. Tiền gửi ngoại tệ giảm do ngân hàng thực hiện chính sách chống đô la hóa của NHNN như duy trì lãi suất tiền gửi USD thấp, chính sách kết hối.

b) Hoạt động tín dụng bán lẻ

Dư nợ tín dụng tại BIDV só sự tăng trưởng tích cực, đặc biệt dư nợ tín dụng từ hoạt động bán lẻ ngày càng tăng về giá trị cũng như tỷ trọng.

Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng tại BIDV giai đoạn 2012- 2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

(i) (ii) (i) (ii) (i) (ii)

Cá nhân 47.437 14% 58.828 15% 80.218 18%

Doanh nghiệp Nhà nước

91.477 26,9% 93.730 24% 88.510 19,9% % DN có vốn đầu tư nước ngoài 8.391 2,5% 7.041 1,8% 7.836 1,7% DN ngoài Nhà nước và các tổ chức khác 192.618 56,6% 231.436 59,2 % 269.12 9 60,4 % Tổng cộng 339.923 100% 391.035 100% 445.69 3 100%

(i) Kết quả thực hiện trong năm (tỷ đồng) (ii) Tỷ trọng so với tổng dư nợ tín dụng (%) Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính BIDV năm 2012-2014 Dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2013, dư nợ bán lẻ đạt 58.828 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2012. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng 36,4% trong năm 2014, đạt mức 80.218 tỷ đồng. Cơ cấu dư nợ cũng có sự chuyển dịch khi tỷ trọng dư nợ từ hoạt động bán lẻ tăng từ 14% năm 2012 lên 18% năm 2014. Ngân hàng chủ trương gia tăng quan hệ với các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình hình hoạt động kinh doanh tốt, khẳng định vai trò là một trong những

ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ tài chính cho các cá nhân và DNVVN. Tuy nhiên, dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị cho vay khách hàng của BIDV bởi ngân hàng nhiều năm liền đã khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực bán buôn. Việc dịch chuyển cơ cấu tín dụng cũng là định hướng chiến lược của BIDV trong giai đoạn này khi ngân hàng tích cực mở rộng lĩnh vực bán lẻ, tập trung đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng cá nhân và hộ gia đình để tiêu dùng và phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Biểu đồ 2.9: Tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ BIDV giai đoạn 2012-2014

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính BIDV năm 2012-2014 Với đề án sáp nhập MHB vào BIDV dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 5/2015, BIDV càng có điều kiện tập trung phát triển lĩnh vực tín dụng bán lẻ bởi MHB có thế mạnh ở thị trường nông thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là ngân hàng chuyên về bán lẻ với dư nợ từ khách hàng cá nhân và hộ gia đình luôn chiếm khoảng 60% tổng dư nợ trong những năm gần đây. Thế mạnh lâu nay của BIDV là phát triển dịch vụ tài chính ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, việc sáp nhập này giúp BIDV đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng khu vực nông nghiệp, ngành nghề mà trước đây BIDV chưa tập trung khai thác.

Trong những năm tới, với nền khách hàng cá nhân rộng lớn, BIDV hướng tới cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng, chuẩn hóa và tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng, đồng thời thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Ngân hàng xác định lĩnh vực tín dụng tiêu dùng là một lĩnh vực cơ bản, mũi nhọn trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV và BIDV phải tập trung phát triển với mục tiêu tăng trưởng nhanh và đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn.

c) Hoạt động cung ứng dịch vụ

Bảng 2.7: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngân hàng BIDV giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

(i) (ii) (i) (ii) (i) (ii)

Hoạt động thanh toán 830.148 30,2% 942.581 28,4% 1.126.72

2 27,7%

Hoạt động bảo lãnh 786.916 28,6% 894.525 27% 1.089.50

4 26,7%

Hoạt động ngân quỹ 26.550 1% 31.966 1% 27.163 0,7% Dịch vụ đại lý 82.425 3% 110.636 3,3% 140.036 3,4% Hoạt động bảo hiểm 562.067 20,4% 608.280 18,4% 697.108 17% Dịch vụ khác 463.652 16,8% 726.298 21,6% 990.171 24,6% Tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2.751.75 8 100% 3.314.28 6 100% 4.070.70 4 100% Chi phí từ hoạt động dịch vụ 615.746 - 852.810 - 1.178.46 5 -

Lãi thuần hoạt động dịch vụ 2.136.01 2 - 2.461.47 6 - 2.892.23 9 -

(i) Kết quả thực hiện trong năm (triệu đồng) (ii) Tỷ trọng so với tổng thu từ dịch vụ (%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo tài chính ngân hàng BIDV năm 2012-2014 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ liên tục tăng trong giai đoạn 2012-2014. Trong năm 2012, mặc dù có những khó khăn chung của nền kinh tế, các khách hàng truyền thống đã hạn chế các dịch vụ như thanh toán, tài trợ thương mại, tuy nhiên thu thuần dịch vụ của BIDV vẫn đạt 2.136 tỷ đồng, xấp xỉ mức thực hiện của năm 2011. Năm 2013, lãi ròng từ dịch vụ tăng 15,2%, đạt 2.461 tỷ đồng và thu về 2.892 tỷ đồng vào năm 2014. Thu dịch vụ ròng giai đoạn 2012 –2014 của BIDV tăng trưởng bình quân 16%/năm, liên tục nhiều năm giữ vị trí dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam về thu dịch vụ ròng. Tỷ lệ thu dịch vụ ròng/Tổng thu nhập hoạt động giai đoạn 2012 – 2014 duy trì ổn định ở mức 8%. Cơ cấu nguồn thu dịch vụ chuyển dịch tích cực khi tiếp tục gia tăng thu nhập từ các dòng dịch vụ bán lẻ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Dịch vụ thanh toán (bao gồm thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế) là mảng hoạt động có tỷ trọng đóng góp lớn nhất vào tổng thu từ hoạt động dịch vụ của BIDV trong giai đoạn 2012-2014. Thu nhập từ hoạt động thanh toán liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2013, lãi ròng từ hoạt động thanh toán đạt 889.840 triệu đồng, tăng 13% so với năm 2012. Trong năm 2014, BIDV thu về 1.056.077 triệu đồng lãi từ dịch vụ thanh toán, tăng 19% so với năm 2013, chiếm 28% tổng thu dịch vụ ròng.

Bảng 2.8: Kết quả hoạt động thanh toán BIDV giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Thu từ dịch vụ thanh toán (triệu đồng) 830.148 942.581 1.126.722

Thanh toán trong nước

Số lượng giao dịch (triệu) 9,4 11,7 14,9

Doanh số thanh toán (nghìn tỷ đồng) 5.660 5.843 8.886

Thanh toán quốc tế và TTTM

Doanh số thanh toán XNK (tỷ USD) 5,36 10,6 13

Nguồn: Bản cáo bạch phát hành cổ phiếu để hoán đổi BIDV năm 2015 Thanh toán trong nước là dịch vụ thế mạnh của BIDV với số lượng giao dịch và doanh số thanh toán không ngừng tăng lên trong những năm qua. Số lượng giao dịch thanh toán trong nước tăng mạnh từ 9,4 triệu năm 2012 lên 14,9 triệu giao dịch vào năm 2014. Doanh số giao dịch tăng tới 52% năm 2014, đạt 8.886 nghìn tỷ đồng. Hoạt động thanh toán trong nước của BIDV có sự phát triển mạnh là do ngân hàng đã đầu tư xây dựng hệ thống các kênh thanh toán đa dạng, tốc độ xử lý nhanh, an toàn và bảo mật. Ngoài việc tham gia tất cả các kênh thanh toán do NHNN tổ chức như thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), thanh toán bù trừ, BIDV còn chủ động xây dựng chương trình kết nối thanh toán song phương với 5 đối tác và kết nối thanh toán đa phương với 21 đối tác là các ngân hàng thương mại, các định chế tài chính. Hơn thế, BIDV là ngân hàng chỉ định thanh toán cho thị trường chứng khoán Việt Nam và cũng là ngân hàng quyết toán bù trừ duy nhất cho các giao dịch nội địa thẻ Master tại Việt Nam. Để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, BIDV đã triển khai các kênh giao dịch hiện đại như Internetbanking và Mobile banking.

Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của BIDV tiếp tục được củng cố và phát triển với doanh số thanh toán XNK tăng gấp đôi trong năm 2013 từ 5,36 tỷ USD lên 10,6 tỷ USD và tiếp tục tăng trong năm 2014, đạt 13 tỷ USD. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài trợ thương mại, là một trong ba ngân hàng có hoạt động tài trợ thương mại lớn nhất tại Việt Nam, BIDV cung cấp đầy đủ các sản phẩm thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại truyền thống, đồng thời không ngừng phát triển các sản phẩm mới, chú trọng tăng tính tiện ích, giảm thiểu hồ sơ thủ tục và thời gian xử lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Với mạng lưới hơn 1.600 ngân hàng đại lý, giao dịch tài khoản trực tiếp với gần 50 ngân hàng trên toàn thế giới và nền tảng công nghệ hiện đại đã mang lại khả năng thanh toán an toàn, chính xác và nhanh chóng.

• Hoạt động bảo lãnh

Biểu đồ 2.10: Kết quả hoạt động bảo lãnh BIDV giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính BIDV năm 2012-2014 Trong giai đoạn 2012-2014, BIDV tiếp tục khẳng định ưu thế và vị trí dẫn đầu thị trường trong hoạt động bảo lãnh. Nguồn thu từ hoạt động bảo lãnh tăng từ 787 tỷ đồng năm 2012 lên 895 tỷ đồng năm 2013, đạt mức tăng trưởng 13,7%. Năm 2014, thu từ dịch vụ bảo lãnh đạt 1089 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng thu từ dịch vụ của BIDV, trong đó tập trung chủ yếu ở bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thanh toán.

Bên cạnh đó, số dư bảo lãnh cũng liên tục tăng trưởng, đạt 45.514 tỷ đồng vào cuối năm 2012 và tăng lên tới 68.438 tỷ đồng năm 2014. Nguyên nhân là do BIDV liên tục đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cung cấp và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Bên cạnh các sản phẩm bảo lãnh trong nước gắn liền với thương hiệu của BIDV trong lĩnh vực xây dựng, BIDV tích cực phát triển các loại hình bảo lãnh quốc tế, các loại hình bảo lãnh mới với hàm lượng công nghệ cao như bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu online.

Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam, BIDV đã và đang đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có dịch vụ thẻ. Các sản phẩm dịch vụ thẻ đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng.

Về sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, BIDV hiện phát hành ba nhãn hiệu thẻ BIDV Etrans, BIDV Harmony và BIDV Moving bên cạnh hàng loạt các sản phẩm thẻ sinh viên, thẻ liên kết, thẻ đồng thương hiệu. Bên cạnh các tính năng tiện ích cơ bản, sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa của BIDV còn mang lại cho khách hàng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như nạp tiền điện thoại, thanh toán vé máy bay, phí bảo hiểm, thanh toán hóa đơn tiền điện, thanh toán cước phí điện thoại... qua ATM và thanh toán trực tuyến. Nguồn khách hàng của BIDV tương đối ổn định và tăng trưởng đều qua các năm, với tốc độ bình quân 30%/ năm. Đến hết năm 2014, số lượng thẻ ghi nợ do BIDV đã phát hành đạt 7.149.299 thẻ, đứng thứ 5 trong số các NHTM tại Việt Nam. Khách hàng là chủ thẻ ghi nợ nội địa BIDV có thể thực hiện giao dịch tại 15.003 ATM và 14.344 POS của các ngân hàng trên toàn quốc.

Bảng 2.9: Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ BIDV giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Số lượng thẻ ghi nợ nội địa 4.874.762 5.836.375 7.149.299

Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế - 47.027 169.671

Số lượng thẻ tín dụng quốc tế 51.753 70.365 105.331

POS 7.151 9.170 14.344

Số máy ATM 1.295 1.495 1.503

Nguồn: Bản cáo bạch phát hành cổ phiếu để hoán đổi BIDV năm 2015 Về sản phẩm thẻ tín dụng, BIDV đã triển khai dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế VISA với các nhãn hiệu thẻ BIDV Precious (Visa Gold) và BIDV Flexi (Visa Classic) và BIDV Platinum. Trong năm 2013, BIDV chính thức ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Master Card Platinum, và nhanh chóng tiếp tục phát triển mới sản phẩm thẻ tín dụng BIDV Viettravel hạng Platinum trong năm 2014. Mặc dù ra mắt thị trường sau một số ngân hàng khác, song sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế BIDV với lợi thế cạnh tranh về tính năng sản phẩm đa dạng phong phú, chất lượng dịch vụ ổn định, và chính

sách chăm sóc khách hàng, đã nhanh chóng thâm nhập và có chỗ đứng vững trên thị trường. Đến hết năm 2014, BIDV đã phát hành 105.331 thẻ tín dụng, đứng thứ 6 toàn ngành.

Về sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế, đây là sản phẩm mới được BIDV triển khai từ tháng 4/2013 nhưng đã nhanh chóng trở thành sản phẩm được yêu thích trên thị trường với 169.671 thẻ phát hành tính đến hết năm 2014. Đặc biệt sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế đồng thương hiệu với Câu lạc bộ bóng đá Manchester United (Anh quốc) với nhãn hiệu thẻ BIDV-ManU đứng đầu Top 100 sản phẩm Tin và Dùng do Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng trao tặng năm 2013.

Về dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ: Mạng lưới ATM và POS của BIDV từ năm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 43)