Xu hướng điều chỉnh Tài sản

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM.PDF (Trang 44)

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4.1.2 Xu hướng điều chỉnh Tài sản

Điều chỉnh tài sản được coi là trọng yếu ở mức 1%, do đó những điều chỉnh nhỏ hơn - 1% được coi là điều chỉnh âm, từ -1% đến 1% được coi là không trọng yếu, lớn hơn 1% là điều chỉnh dương. Với mẫu nghiên cứu, ta có kết quả mô tảở bảng 4.2:

Bảng 4.2 : Điều chỉnh tài sản Tần số Phần trăm Phần trăm cộng dồn Điều chỉnh âm 14 10.6 10.6 Không trọng yếu 106 80.3 90.9 Điều chỉnh dương 12 9.1 100 Tổng 132 100

Có 14 BCTC điều chỉnh âm, chiếm 10.6%, 12 BCTC điều chỉnh dương chiếm 9.1%, và 106 BCTC được coi là có điều chỉnh không trọng yếu. Như vậy sai lệch dẫn đến tăng tài sản sau kiểm toán và giảm tài sản sau kiểm toán là gần như không khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, kết quảở phụ lục 2 cho thấy mức độ chênh lệch âm lớn nhất là xấp xỉ -18%, lớn hơn gấp 3 lần mức độ chênh lệch dương lớn nhất là gần 6%. Bên cạnh đó, có 32 trường hợp tỷ lệ chênh lệch là 0% tương đương 24.2%, như vậy 75.8% còn lại là BCTC có sai lệch giá trị tài sản trước và sau kiểm toán. Nguyên nhân dẫn đến sai lệch kiểm toán trên sẽđược trình bày rõ hơn trong phần dưới đây.

4.2 Mô tả xu hướng điều chỉnh theo đặc điểm của doanh nghiệp 4.2.1 Đặc điểm kiêm nhiệm và công ty kiểm toán

Đặc đim kiêm nhim gia ch tch HĐQT và Tng giám đốc

Mẫu nghiên cứu lúc này còn lại 130 trường hợp, do có 2 giá trị bị bỏ trống, theo bảng trên ta thấy số doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm giữa tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT là 42

doanh nghiệp chiếm 32.3%, còn lại 88 doanh nghiệp không có sự kiêm nhiệm, chiếm 67.7%, như vậy có thể nói tại Việt Nam, vẫn có gần 1/3 số doanh nghiệp chưa có HĐQT độc lập, mặc dù chưa xét đến số lượng thành viên độc lập trong HĐQT theo quy định.

Nghiên cứu sâu hơn ta thấy, trong số các doanh nghiệp không có sự kiêm nhiệm, có 8 doanh nghiệp có tỷ lệ điều chỉnh âm (lợi nhuận tăng sau kiểm toán) chiếm 9.1%, 62 doanh nghiệp tỷ lệ điều chỉnh bằng 0 hoặc mức điều chỉnh không trọng yếu chiếm 70.5%, còn lại 18 trường hợp điều chỉnh dương (lợi nhuận giảm sau kiểm toán) chiếm xấp xỉ 20.5%. Trong trường hợp này ta thấy được rõ xu hướng thổi phồng lợi nhuận của doanh nghiệp, vì tỷ lệ điều chỉnh dương gấp 2.25 (20.5/9.1) lần tỷ lệđiều chỉnh âm. Tiếp tục phân tích trường hợp còn lại là khi có sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, thì tỷ lệđiều chỉnh dương (lợi nhuận bị giảm sau kiểm toán/doanh nghiệp thổi phồng lợi nhuận) là 11.9%, gấp xấp xỉ 2.5 (11.9/4.8) lần trường hợp điều chỉnh âm (lợi nhuận tăng sau kiểm toán). Do đó, sơ bộ ta có thể thấy, một HĐQT độc lập hơn thì xu hướng thổi phồng lợi nhuận là ít hơn, mặc dù tỷ lệ chênh lệch là chưa cao. Phân tích này cũng ủng hộ cho các nghiên cứu trước đây trên thế giới và đã được tác giả trình bày trong chương 1.

Bảng 4.3 : Điều chỉnh lợi nhuận chia theo nhóm biến kiêm nhiệm Kiêm nhiệm Tổng Không kiêm nhiệm Kiêm nhiệm Điều chỉnh lợi nhuận Đ/c âm Count 8 2 10

% within Kiêm nhiệm 9.1% 4.8% 7.7%

Không

trọng yếu

Count 62 35 97

% within Kiêm nhiệm 70.5% 83.3% 74.6%

Đ/c

dương

Count 18 5 23

% within Kiêm nhiệm 20.5% 11.9% 17.7%

Tổng

Count 88 42 130

% within Kiêm nhiệm 100.00% 100.0% 100.0%

Đặc đim công ty kim toán

Trong số 132 công ty thì chỉ có 19 công ty được kiểm toán bởi Big 4, chiếm 14.3%, còn lại 113 công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán nhỏ hơn chiếm 85.7%. Xét toàn bộ tổng thể thì có 11 trường hợp điều chỉnh âm tương ứng 8.3 %, 97 trường hợp điều chỉnh không trọng yếu chiếm 73.5%, và còn lại 24 trường hợp điều chỉnh dương chiếm tỷ lệ 18.2%. Xét riêng trường hợp điều chỉnh dương (lợi nhuận giảm sau kiểm toán) thì thấy, trong nhóm được kiểm toán bởi Big 4, số lượng tìm thấy một sự thổi phồng lợi nhuận là 5 trường hợp, tuy nhiên lại chiếm 26.3% của nhóm này, trong khi đó tỷ lệđiều chỉnh âm cùng nhóm chỉ có 10.5%. Bên cạnh đó, tỷ lệ 26.3% cũng lớn hơn tỷ lệ điều chỉnh dương trung bình chung là 18.2%. Như thế có thể thấy các công ty kiểm toán thuộc Big 4 có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận của doanh nghiệp mạnh tay hơn các công ty không thuộc Big 4.

Bảng 4.4 : Điều chỉnh lợi nhuận chia theo nhóm công ty kiểm toán

Nhóm công ty Tổng

Big 4 Non big 4

Điều chỉnh lợi nhuận Đ/c âm Count 2 9 11 % within Nhóm công ty 10.5% 8.0% 8.3% Không trọng yếu Count 12 85 97 % within Nhóm công ty 63.2% 75.2% 73.5% Đ/c dương Count 5 19 24 % within Nhóm công ty 26.3% 16.8% 18.2% Tổng Count 19 113 132 % within Nhóm công ty 100.0% 100.0% 100.0%

4.2.2 Các đặc điểm về số lượng thành viên HĐQT, quy mô doanh nghiệp, tỷ số nợ, khả

năng sinh lợi (ROA)

Phân tích các trường hợp điều chỉnh thông qua các biến định lượng ta có kết quả mô tả như bảng bên dưới:

Bảng 4.5 :Bảng điều chỉnh lợi nhuận theo đặc trưng của biến định lượng

Điều chỉnh LN Tỷ số nợ ROA Số lượng Quy mô DN

Đ/c âm Mean 0.6125 0.0321 5.8 26.7714 Minimum 0.28 0 5 25 Maximum 0.92 0.12 8 27.92 Không trọng yếu Mean 0.4919 0.053 5.701 26.2756 Minimum 0.03 -0.65 4 23.8 Maximum 0.96 0.24 10 28.17 Đ/c dương Mean 0.593 0.0088 5.5652 26.5205 Minimum 0.06 -0.19 3 23.86 Maximum 0.98 0.15 7 28.09 Tổng Mean 0.5203 0.0433 5.6846 26.3614 Minimum 0.03 -0.65 3 23.8 Maximum 0.98 0.24 10 28.17 Đặc đim t s n

Tỷ lệ nợ trung bình trong mẫu nghiên cứu là 52.03%, trong đó công ty có tỷ lệ nợ cao nhất là 98%, công ty này rơi vào nhóm điều chỉnh dương. Điều này hợp lý với giảđịnh rằng các công ty có tỷ lệ nợ càng cao thì càng có xu hướng “làm đẹp” Báo cáo tài chính để phục vụ mục đích đi vay. Công ty có tỷ lệ nợ thấp nhất là 3% rơi vào nhóm điều chỉnh không trọng yếu. Trong 3 nhóm, nhóm có tỷ số nợ trung bình cao nhất là nhóm điều chỉnh âm, lên tới 61.25%, tiếp đó là nhóm điều chỉnh dương với 59.3%, cuối cùng nhóm điều chỉnh không trọng yếu là 49.19%. Như vậy ta thấy có sự khác biệt rõ rệt giá trị trung bình của tỷ số nợ giữa 3 nhóm. Kiểm định sự khác biệt này sẽđược trình bày trong phần sau.

Đặc đim kh năng sinh li trên tài sn (ROA)

Khả năng sinh lời trung bình trên tài sản toàn mẫu nghiên cứu là 4.33%, bằng 1,35 lần so với nhóm công ty có tỷ lệđiều chỉnh âm, và gấp gần 5 lần nhóm doanh nghiệp điều chỉnh dương, tỷ lệ chung này chỉ bằng 81% tỷ lệ sinh lời của nhóm doanh nghiệp điều chỉnh không trọng yếu. Như vậy có thể thấy nhóm điều chỉnh không trọng yếu thường có các tỷ số ổn định hơn, do có khả năng sinh lời cao nên các công ty này thường không có động cơ để điều chỉnh BCTC. Nhóm có khả năng sinh lợi kém nhất trong mẫu chính là nhóm điều chỉnh dương với ROA là 0.88%, khả năng sinh lợi quá thấp khiến các doanh nghiệp thuộc nhóm này tìm cách thổi phồng lợi nhuận. Ở đây cũng có sự khác biệt tỷ số nợ giữa 3 nhóm một cách khá rõ rệt, tuy nhiên phép kiểm đinh sẽ giúp làm sáng tỏ vấn đề hơn.

S lượng thành viên Hi đồng qun tr

Thông tư số 121/2012/TT-BTC quy định tại điều 11, khoản 1 về thành phần HĐQT như sau: “Số lượng thành viên Hội đồng quản trị ít nhất là ba (03) người và nhiều nhất là mười một (11) người. Cơ cấu Hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật, tài chính và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty”.

Trong mẫu nghiên cứu, số lượng thành viên HĐQT trung bình là 5.68 người, ít nhất là 3 người, rơi vào nhóm điều chỉnh dương và nhiều nhất là 10 người rơi vào nhóm điều chỉnh không trọng yếu. Bên cạnh đó, số lượng thành viên trung bình của nhóm điều chỉnh dương là 5.5 người, nhỏ hơn tỷ lệ trung bình chung là 5.68 người và nhỏ nhất trong 3 nhóm. Kết quả phân tích trên có thể thấy rõ xu hướng: khi HĐQT nhỏ hơn/số lượng thành viên ít hơn thì lợi nhuận bị thổi phồng nhiều hơn. Tuy nhiên giá trị trung bình của các nhóm không khác biệt rõ rệt như 2 trường hợp tỷ số nợ và khả năng sinh lời trình bày ở trên. Do đó, kết quả này cần phép kiểm định trình bày trong phần tiếp theo.

Quy mô doanh nghip

Biến quy mô doanh nghiệp là biến được lấy từ kết quả logarit tự nhiên của tài sản sau kiểm toán, kết quả thống kê cho thấy nhóm điều chỉnh âm có quy mô lớn nhất (26.7714), nhóm điều chỉnh không trọng yếu có quy mô nhỏ nhất (26.2756), nhóm điều chỉnh dương có quy mô gần với giá trị trung bình toàn mẫu nghiên cứu nhất trong 3 nhóm (26.5205). Tuy nhiên cũng như biến số lượng thành viên HĐQT, sự khác biệt giá trị trung bình ởđây không thể hiện rõ nét.

4.3 Kiểm định tương quan

4.3.1 Kiểm định Chi – bình phương

Biến Kiêm nhim

Kết quả kiểm định được thể hiện ở bảng 4.6:

Bảng 4.6: Bảng kết quả kiểm định Chi-bình phương biến kiêm nhiệm

Chi-Square Tests

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 2.499a 2 0.287

Likelihood Ratio 2.636 2 0.268

Linear-by-Linear Association 0.206 1 0.65

N of Valid Cases 130

1 cells (16.7%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 4.52

Ứng với giá trị Chi - bình phương tính toán được là 2.499 thì giá trị sig tương ứng là 0.287 lớn hơn ∝ = 0.05, nên không có đủ cơ sởđể bác bỏ giả thuyết ܪ଴, hay nói cách khác sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc không có ảnh hướng đến sự điều chỉnh lợi nhuận về mặt thống kê.

Biến công ty kim toán

Kết quả kiểm định như bảng 4.7:

Bảng 4.7: Bảng kết quả kiểm định Chi-bình phương biến công ty kiểm toán

Chi-Square Tests

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 1.258a 2 0.533

Likelihood Ratio 1.181 2 0.554

Linear-by-Linear Association 0.304 1 0.581

N of Valid Cases 132

2 cells (33.3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2.16.

Ứng với giá trị Chi - bình phương tính toán được là 1.258 thì giá trị sig tương ứng là 0.545 lớn hơn ∝ = 0.05, nên không có đủ cơ sởđể bác bỏ giả thuyết ܪ଴, hay nói cách khác công ty kiểm toán Big 4 hay Non Big 4 là không có ảnh hưởng đến sựđiều chỉnh lợi nhuận.

4.3.2 Kiểm định phương sai (ANOVA) cho các nhóm điều chỉnh Lợi nhuận

Bước đầu tiên của phép kiểm định này là kiểm định phương sai giữa các nhóm, ta được kết quả như bảng 4.8:

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định phương sai của kiểm định One Way ANOVA

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.

Số lượng 1.271 2 127 .284

Tỷ số nợ 0.149 2 129 0.862

ROA 1.745 2 129 0.179

Quy mô DN 3.477 2 129 .034

Các biến số lượng, biến tỷ số nợ và biến ROA có mức ý nghĩa lần lượt là 0.284/ 0.862/0.179 đều lớn hơn 0.05, có thể nói phương sai của ba biến này không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA đối với các biến này có thể sử dụng tốt.

Bước tiếp theo của kiểm đinh One Way ANOVA là kiểm định giá trị trung bình của các biến số (lượng thành viên HĐQT, quy mô doanh nghiệp, tỷ số nợ, khả năng sinh lời), xem có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa 3 nhóm điều chỉnh âm, điều chỉnh dương, và điều chỉnh không trọng yếu hay không? Bảng 4.9 cho biết kết quả kiểm định giá trị trung bình nêu trên.

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định trung bình của One Way ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Số lượng Between Groups 0.487 2 0.244 0.201 0.818 Within Groups 153.582 127 1.209 Total 154.069 129 Tỷ số nợ Between Groups 0.299 2 0.149 2.639 0.075 Within Groups 7.307 129 0.057 Total 7.606 131 ROA Between Groups 0.039 2 0.02 2.364 0.098 Within Groups 1.068 129 0.008 Total 1.107 131 Quy mô DN Between Groups 3.171 2 1.586 1.531 0.22 Within Groups 133.552 129 1.035 Total 136.723 131

Theo bảng ta thấy kiểm định trung bình số lượng thành viên HĐQT có giá trị sig = 0.818 và quy mô doanh nghiệp là 0.22 đều lớn hơn 0.05/0.1. Hai biến còn lại, biến tỷ số nợ có giá trị sig = 0.075 và biến ROA có giá trị sig = 0.098 đều nhỏ hơn 0.1, do đó có thể kết luận rằng có sự khác biệt giá trị trung bình tỷ số nợ giữa 3 nhóm điều chỉnh lợi nhuận và có sự khác biệt giá trị trung bình khả năng sinh lời giữa 3 nhóm này với độ tin cậy 90%.

Bước cuối cùng, chúng ta phải tìm xem sự khác biệt giá trị trung bình xảy ra ở đâu (giữa nhóm nào với nhóm nào). Các phép kiểm định được sử dụng trong trường hợp phương

sai bằng nhau bao gồm: Kiểm định LSD, Bonferroni, Tukey, Scheffe, Dunnett..., tuy nhiên tác giả lựa chọn 2 phép kiểm định để tiến hành là Bonferroni và Tukey đây là 2 phép kiểm định được dùng phổ biến nhất cho mục tiêu này. Phép kiểm định LSD không được sử dụng vì đây thực chất là phép kiểm định t lần lượt cho từng cặp trung bình nhóm mà ta đã nhắc đến ở trên, do đó nó sẽ làm gia tăng mức độ phạm sai lầm tương ứng với việc so sánh nhiều nhóm cùng lúc. Kiểm định Bonferroni có quy tắc giống LSD nhưng điều chỉnh được mức ý nghĩa khi tiến hành so sánh bội dựa trên số lần tiến hành so sánh.

Bảng 4.10 cho kết quả kiểm định biến tỷ số nợ, cả kiểm định Tukey và kiểm định Bonferroni đều không cho thấy sự khác biệt nào giữa các nhóm.

Bảng 4.11 cho chúng ta kết quả kiểm định biến ROA, ở phần kiểm định Tukey, với sig = 0.087<0.1 cho thấy có sự khác biệt giá trị trung bình có ý nghĩa (độ tin cậy 90%) giữa nhóm điều chỉnh không trọng yếu và điều chỉnh dương, kiểm định Bonferroni thì không cho thấy cặp nào khác biệt. Nhóm điều chỉnh không trọng yếu có khả năng sinh lời cao hơn nhóm điều chỉnh dương trung bình là 0.04422.

Như vậy, phương sai của hai biến này không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, kiểm định ANOVA cho kết quả là có sự khác biệt giá trị trung bình khả năng sinh lời giữa 3 nhóm với độ tin cậy 90%. Cụ thể, có sự khác biệt khả năng sinh lời trung bình có ý nghĩa giữa nhóm điều chỉnh không trọng yếu và điều chỉnh dương.

Nhn xét :

Phần thống kê mô tả cho thấy có quan hệ nhất định giữa các nhân tốđược khảo sát với chênh lệch kiểm toán. Các quan hệ này phù hợp với các nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên, việc kiểm định thống kê không cung cấp bằng chứng cho tất cả các biến khảo sát. Kết quả kiểm định chỉ cho 1 biến có ý nghĩa là Khả năng sinh lời.

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy có sự khác biệt về giá trị trung bình của khả năng sinh lời giữa các nhóm lợi nhuận, điều chỉnh dương, điều chỉnh âm và điều chỉnh không trọng yếu. Phân tích thêm ta thấy:

Có sự khác biệt thống kê giữa nhóm điều chỉnh dương với nhóm điều chỉnh không trọng yếu, nhóm điều chỉnh không trọng yếu có mức sinh lời lớn hơn nhóm thổi phồng lợi nhuận, chênh lệch cao nhất là 0.0872, chênh lệch thấp nhất là 0.0013. Điều này cho thấy các doanh nghiệp có khả năng sinh lời rất thấp sẽ chủ ý điều chỉnh tăng lợi nhuận so với thực tế.

Không có sự khác biệt thống kê giữa nhóm điều chỉnh âm và điều chỉnh không trọng yếu (Kết hợp bảng 2.6: nhóm điều chỉnh âm có tỷ số nợ cao nhất là 0.92, thấp nhất là 0.28, trong khi đó, nhóm điều chỉnh không trọng yếu có tỷ số nợ cao nhất là 0.96 và thấp nhất là 0.03). Tương tự, cũng không có sự khác biệt thống kê giữa nhóm điều chỉnh âm và điều chỉnh dương (nhóm điều chỉnh âm có tỷ số nợ trung bình là 0.6125, nhóm điều chỉnh dương

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM.PDF (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)