0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tăng cường các cơ chế quản trị công ty

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM.PDF (Trang 71 -71 )

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

5.2.1.3 Tăng cường các cơ chế quản trị công ty

Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng thành viên HĐQT và mô hình kiêm nhiệm/ không kiêm nhiệm giữa Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT không có tác động đến chênh lệch kiểm toán. Điều này cho thấy vai trò mờ nhạt của HĐQT trong các công ty niêm yết tại Việt Nam. Các thành viên Hội đồng quản trị đều tham gia trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, do đó không có sự tách biệt rõ nét giữa chủ sở hữu và nhà quản lý. Trong cơ cấu nói trên, rõ ràng vị thế thực tế của HĐQT bị xem nhẹ và không thực hiện được đầy đủ vai trò của mình trong quản trị công ty. Các thành viên Hội đồng quản trịđã phải tập trung nhiều hơn vào công tác điều hành, ít hoặc thậm chí không chú ý tới vai trò định hướng chiến lược và giám sát toàn bộ hoạt động cũng như BCTC của công ty.

Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty 2012 của UBCKNN chỉ ra rằng, tình hình kinh tế Việt Nam có chiều hướng đi xuống, kinh doanh kém thuận lợi khiến báo cáo thường niên

cung cấp ít thông tin hơn, hoặc thông tin bị sai lệch và kém tin cậy hơn, có thể do tình hình tài chính khó khăn hay công ty muốn hạn chế công bố các kết quả yếu kém.

Việc đánh giá chất lượng BCTC hiện nay dường như nhờ cậy vào công ty kiểm toán. Song trên thực tế kiểm toán viên không có trách nhiệm ngăn ngừa và không thể kỳ vọng kiểm toán viên phát hiện hành vi không tuân thủ của đơn vị được kiểm toán đối với tất cả các quy định pháp luật liên quan việc ngăn ngừa những gian lận này. Ông Bùi Văn Mai, Vụ trưởng Vụ Chế độ kiểm toán kế toán - Bộ Tài chính cho biết, trường hợp doanh nghiệp mong muốn lập bản BCTC trung thực, và hợp lý nhưng bị sai sót, phản ánh sai lệch thực tế do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý, do hệ thống kiểm soát hoạt động kém hiệu quả thì doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên sẽ hỗ trợ, tư vấn, sửa đổi và hoàn thiện thông qua quá trình kiểm toán. Tuy nhiên trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận thì kiểm toán viên cũng không có trách nhiệm phát hiện và kết luận về gian lận đó (Thời báo ngân hàng, 2013). Vậy nhà đầu tư biết bấu víu vào đâu để có niềm tin vào các BCTC? Trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện gian lận này trước hết phải thuộc về HĐQT và Ban Giám đốc đơn vịđược kiểm toán.

Tuy nhiên, mô hình quản trị hiện tại của Việt Nam đang hạn chế vai trò này khi nhiều thành viên HĐQT thiên vềđiều hành hơn là quản lý chiến lược và giám sát, thậm chí chỉ họ chạy theo lợi ích ngắn hạn. Thực trạng, chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành và là người đại diện theo pháp luật khiến quyền lực doanh nghiệp được tập trung vào một người nên dễ dẫn đến nguy cơ lạm dụng vị thếđược giao.

Giải pháp cần thiết đó là Hội đồng quản trị phải tăng cường hoạt động giám sát nhằm đảm bảo hành vi của Ban Giám đốc không vi phạm lợi ích của cổ đông. Điều này sẽ làm tăng chi phí giám sát mà nhà quản lý phải gánh chịu. Theo lý thuyết ủy nhiệm, việc tăng chi phí giám sát sẽ làm xuất hiện “sự bảo vệ bằng giá”, buộc nhà quản lý phải tăng cường tính minh bạch của thông tin để tối thiểu hóa chi phí này. Điều này chỉ thực hiện khi Hội đồng quản trị có sựđộc lập nhất định với Ban Giám đốc điều hành.

Một là, cần phân trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên HĐQT, yêu cầu trong cơ cấu HĐQT phải có sự tham gia của các thành viên HĐQT độc lập. Các thành viên này có vai trò quan trọng trong việc giám sát, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị của doanh nghiệp... làm giảm nguy cơ vi phạm lợi ích cổđông của nhà quản lý, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cổđông.

Hai là, HĐQT phải thiết lập hệ thống báo cáo và yêu cầu ban điều hành cung cấp thông tin đầy đủ, thông tin phải được ban kiểm soát xác nhận về tính trung thực, hợp lý. Bên cạnh đó, các thành viên bên ngoài, đặc biệt là các cổ đông thiểu số, các bên liên quan cũng cần nhận rõ vai trò giám sát của mình thông qua các yêu cầu cung cấp thông tin, các BCTC. Doanh nghiệp còn có thể tăng cường cơ chế kiểm soát khác thông qua các hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập…

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM.PDF (Trang 71 -71 )

×