5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.4.3 Tài sản giảm sau kiểm toán
Công ty có tỷ lệ điều chỉnh tài sản lớn nhất là CTCP Xây dựng số 11 (5.98%) - (phụ lục 2), như đã trình bày trong phần điều chỉnh lợi nhuận, kiểm toán đã không thể đưa ra ý kiến nhận xét về Báo cáo tài chính hợp nhất của V11 trong năm 2011 do ảnh hượng trọng yếu của một số vấn đề về khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho...Về khoản nợ phải thu và
nợ phải trả, tại thời điểm 31/12/2011, công ty chưa thực hiện đối chiếu đầy đủ các khoản nợ này, chủ yếu là khoản công nợ đối với các đội trưởng, chủ nhiệm công trình được trình bày tại khoản “tạm ứng” và phải trả người bán. Kiểm toán không thể xác định tính hiện hữu của các khoản nợ phải thu, phải trả này do đó không đưa ra ý kiến. Về khoản mục “Hàng tồn kho”, tại thời điểm 31/12/2011, số dư chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trình bày trên bảng cân đối kế toán hợp nhất là lớn hơn số liệu đối chiếu theo Báo cáo kiểm kê của công ty, vì còn một số lượng chưa được kiểm kê. Như vậy có thể thấy, chính đặc điểm loại hình sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng đến mức độ sai lệch trên BCTC.
Tiếp theo là CTCP Tập Đoàn Nhựa Đông Á với mức chênh lệch là 4.47%, CTCP Xây dựng số 1 và Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương cùng ở mức điều chỉnh xấp xỉ 3%, tuy nhiên BCTC các công ty trên vẫn nhận được ý kiến chấp nhận toàn phần do đã có bút toán điều chỉnh theo yêu cầu của kiểm toán viên.
4.4.4 Tài sản tăng sau kiểm toán
Công ty có mức chênh lệch âm lớn nhất cũng là mức chênh lệch tài sản lớn nhất mẫu nghiên cứu là Công ty Cổ phần Thủy sản Gentraco (GFC) với -17.68%, nhìn vào bảng CĐKT trước kiểm toán và sau kiểm toán ta thấy, khoản mục có sai lệch là các khoản phải thu ngắn hạn và đầu tư dài hạn khác. Tuy cả tài sản và lợi nhuận chênh lệch với tỷ lệ khá cao, nhưng kiểm toán viên vẫn đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần vì doanh nghiệp đồng ý với các điều chỉnh kiểm toán. Các công ty có tình trạng tương tự với GFC là Công ty Cổ phần Viễn Thông Vạn Xuân -12.11%, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không - 8.84%, CTCP Than Núi Béo -3.57%.
Nhận xét :
Phân tích mở rộng cho các trường hợp điều chỉnh lợi nhuận và tài sản lớn nhất, ta thấy đa số các doanh nghiệp tập trung vào việc điều chỉnh lợi nhuận hơn là điều chỉnh tài sản. Vì lợi nhuận là nhân tố dễ tác động bởi các khoản mục chi phí, dễ biến đổi theo mong muốn của người lập BCTC, do đó quy mô sai lệch của tài sản chỉ có 2 trường hợp trên 10% (GFC
và VAT), còn lại đều dưới 10% cho toàn bộ mẫu nghiên cứu. Ngược lại, chênh lệch lợi nhuận từ 20% đến 40% có tới 12 trường hợp, chiếm xấp xỉ 10% mẫu nghiên cứu.
Tiếp tục xem xét 10 trường hợp có tỷ lệ điều chỉnh lợi nhuận cao nhất, trong đó bao gồm 6 trường hợp điều chỉnh dương, và 4 trường hợp điều chỉnh âm nhưđã trình bày ở trên ta có một số nhận xét như sau:
Các gian lận/sai sót chủ yếu xuất hiện trên BCTC bao gồm:
- Né tránh ghi nhận chi phí bằng các khoản mục tạm ứng hoặc công nợ - Ghi nhận doanh thu khi chưa đủđiều kiện
- Không trích lập dự phòng các khoản phải thu quá hạn - Kết chuyển thiếu các khoản mục chi phí
- Chi phí khâu hao hạch toán không chính xác
- Các khoản thu nhập do chênh lệch tỷ giá không được ghi nhận
Các sai lệch chủ yếu là dẫn đến một sự giảm chi phí, tăng lợi nhuận, quy mô chênh lệch ở các trường hợp tăng lợi nhuận lớn hơn hẳn trường hợp giảm lợi nhuận. Đặc biệt, khi có mục đích điều chỉnh tăng lợi nhuận, các công ty thực hiện gian lận một cách có hệ thống từ các công ty con, tới công ty mẹ (Công ty Cổ phần Khoáng sản Xi măng Cần Thơ)
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM GIẢM CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH, HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
5.1 KẾT LUẬN
Hiện nay, chất lượng hoạt động thu thập và xử lý thông tin kế toán của doanh nghiệp Việt Nam chưa được thực hiện tốt, chất lượng công tác kiểm toán, hoạt động thanh tra giám sát của các Sở giao dịch, UBCK chưa cao vì thế khó có thể đánh giá chính xác chất lượng của doanh nghiệp niêm yết.
Tại Sở GDCK Singapore, Mỹ, nếu như doanh nghiệp có sự lệch pha rất lớn của lợi nhuận trước và sau kiểm toán, doanh nghiệp sẽ phải giải trình và nếu lý do khó có thể chấp nhận, bộ phận giám sát của Sở sẽ vào cuộc kiểm tra kỹ hơn, thậm chí có sự phối hợp với cơ quan điều tra, doanh nghiệp vi phạm có thể bị phạt nặng, thậm chí bị truy tố trước pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp trên đều phải giải trình về sự "lệch pha" trước và sau kiểm toán, song các lý do được đưa ra rất khó thuyết phục nhưđịnh giá chưa đúng về tài sản, chưa tính đủ chi phí hoạt động, trích lập dự phòng đầu tư tài chính thiếu chính xác… hoặc có cả lý do nhầm lẫn.
Chưa kểđến, trong báo cáo kiểm toán của nhiều doanh nghiệp có không ít ý kiến ngoại trừ như tài sản thiếu chờ xử lý, tài sản thừa chờ giải quyết, hàng tồn không kiểm kê được, tỷ giá biến động… Những ý kiến ngoại trừ này khiến cho các nhà đầu tư rất khó thông cảm với những lý lẽ mà các doanh nghiệp đưa ra, bởi họ chính là những đối tượng bị thiệt hại do sự vô tình hay hữu ý của các doanh nghiệp Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI), ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, chênh lệch tại BCTC trước và sau kiểm toán của
doanh nghiệp có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng vấn đề là các nguyên nhân này lẫn lộn nhau, nhà đầu tư thường không phân biệt được.
Thực tế, để giảm bớt tình trạng này, UBCK đã có những quy định như buộc doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện soát xét BCTC bán niên, hay sắp tới sẽ buộc kiểm toán viên phải có giải trình trước Hội đồng Cổ đông về những sự sai lệch nếu có. Tuy nhiên, những động tác này có lẽ vẫn chưa đủ mạnh để đi đến một chuẩn mực về thông tin doanh nghiệp công bố trước và sau kiểm toán.
5.2 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG BCTC, GIẢM CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN
5.2.1 Các nhận xét từ kết quả nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau:
Kiểm toán đóng góp một phần quan trọng trong việc hạn chế các sai sót trên BCTC. Với số liệu thống kê mô tả cho thấy có 26.5% doanh nghiệp có chênh lệch kiểm toán về lợi nhuận vượt mức trọng yếu, trong đó doanh nghiệp điều chỉnh tăng lợi nhuận là 18.2%, với tổng số tiền được kiểm toán viên điều chỉnh giảm xuống trong những trường hợp này là 75,205,959,732 đồng. Bên cạnh đó, con số lợi nhuận mà kiểm toán viên điều chỉnh giảm xuống cho toàn bộ mẫu nghiên cứu 132 BCTC lên tới 91,168,004,435 đồng.
Các DN niêm yết thường có khuynh hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận nhiều hơn giảm lợi nhuận. Số liệu cho thấy, chỉ có 11 trường hợp được tìm thấy có sự điều chỉnh giảm lợi nhuận, trong khi đó trường hợp ngược lại là 24. Điều này lưu ý các công ty kiểm toán cần chú ý đến rủi ro khai khống LN của DN niêm yết.
Các yếu tố quản trị công ty có tác động mờ nhạt đến chênh lệch kiểm toán. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy mô hình kiêm nhiệm/không kiêm nhiệm và số lượng thành viên HĐQT không có ảnh hưởng đáng kểđến khả năng sai sót của BCTC. Điều này có nghĩa rằng, Chủ tịch HĐQT chưa thực sự phát huy vai trò trong việc việc soát
xét BCTC của doanh nghiệp.Số lượng thành viên HĐQT cũng không làm tăng tính trung thực và hợp lý của BCTC, điều này chứng tỏ khả năng phản biện lẫn nhau trong HĐQT trước các vấn đề về BCTC là rất yếu.
Công ty kiểm toán không ảnh hưởng đến chênh lệch kiểm toán: Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy không có quan hệ giữa quy mô công ty kiểm toán với tình trạng chênh lệch kiểm toán mà họ phát hiện được. Điều này gợi ý rằng, các công ty kiểm toán Big 4 thường nghiên cứu về khách hàng trước khi kí hợp đồng kiểm toán, do đó chênh lệch kiểm toán được giảm bớt ở mức tối đa.
Quy mô doanh nghiệp không tác động đến tình trạng chênh lệch kiểm toán. Điều này cho thấy các doanh nghiệp lớn chưa có những quan tâm hay đầu tư đúng mức vào công tác kiểm soát BCTC.
Có quan hệ giữa mức sử dụng đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời đến chênh lệch kiểm toán, các công ty có tỷ số nợ cao cũng đồng thời có khả năng sinh lời cao, chứng tỏ nhóm này sử dụng vốn vay có hiệu quả, tuy nhiên những công ty có khả năng sinh lời rất thấp có xu hướng thổi phồng lợi nhuận mạnh mẽ (Bảng 2.6). Như vậy, các doanh nghiệp khi ở những điều kiện tài chính và kinh doanh rất kém, việc “làm đẹp” báo cáo tài chính là chuyện đương nhiên.
Từ kết quả nghiên cứu nhận được, tác giả đưa ra một số giải pháp và đề xuất cho các giải pháp như sau:
5.2.1.1 Nâng cao vai trò giám sát BCTC của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước Việt Nam (UBCKNN VN) (UBCKNN VN)
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ chênh lệch kiểm toán còn khá cao, nhóm các công ty có chênh lệch tuyệt đối ở mức cao đều xấp xỉ 50% (cả chênh lệch âm và dương), mặc dù mẫu nghiên cứu đã cố ý bỏđi những chênh lệch cao đột biến. Điều này cho thấy các tổ chức giám sát TTCK hoạt động chưa thật sự hữu hiệu.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc lực lượng giám sát còn thiếu hoặc thiếu các quy định xử phạt cho các vi phạm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến việc đánh giá tính tuân thủ của BCTC cũng như của các công ty kiểm toán BCTC. Nếu như những năm trước, chênh lệch BCTC của doanh nghiệp trước và sau kiểm toán chỉ vài trường hợp, gần đây số lượng các doanh nghiệp phải giải trình sau khi có BCTC kiểm toán ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có doanh nghiệp niêm yết hoặc lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết nào bị phạt vì lý do bất nhất số liệu trước và sau kiểm toán. Trừ trường hợp doanh nghiệp bị thua lỗ thì bị đưa vào diện cảnh báo, các trường hợp còn lại đều dừng ở mức yêu cầu giải trình và sau giải trình mọi chuyện lại không có gì thay đổi. Giải pháp đặt ra cho vấn đề này là nâng cao vai trò giám sát BCTC của UBCKNN VN.
Một là, hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin trong BCTC. Trong đó, cần bổ sung thêm các quy định chi tiết về yêu cầu tính chính xác của thông tin trên BCTC và xử phạt vi phạm rõ ràng. Tổng thư ký Hiệp hội Các Nhà đầu tư Tài chính (VAFI), ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, chênh lệch tại BCTC trước và sau kiểm toán của doanh nghiệp có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng vấn đề là các nguyên nhân này lẫn lộn nhau, nhà đầu tư thường không phân biệt được. Thực tế, để giảm bớt tình trạng này, UBCKNN đã có những quy định như buộc doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện soát xét BCTC bán niên (thực hiện từ năm 2010), hay sắp tới sẽ buộc kiểm toán viên phải có giải trình trước ĐHCĐ về những sự sai lệch, nếu có, trong BCTC của doanh nghiệp mình kiểm toán.
Hai là, tăng cường công tác thanh tra, xử lý vi phạm liên quan đến tính minh bạch và trung thực của thông tin BCTC của các doanh nghiệp niêm yết. Việc xử phạt cần khắt khe và có tính răn đe hơn, đồng thời tăng mức chế tài đối với các hành vi vi phạm.
Ba là, tăng cường kiểm soát chất lượng kế toán - kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết thông qua thành lập tổ chức chuyên về kiểm soát hoạt động kế toán - kiểm toán. Xem xét Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ (SEC), trong cơ cấu có một tổ chức liên quan đến kiểm soát hoạt động kế toán - kiểm toán từ bên ngoài đó là Ủy ban Giám sát hoạt động kế
toán các công ty niêm yết (Public Company Accounting Oversight Board - PCAOB). Ủy ban này chịu trách nhiệm kiểm tra các công ty kiểm toán cho các công ty niêm yết. Hoạt động của PCAOB hoàn toàn độc lập và là một cấp độ kiểm soát chéo đối với hoạt động kiểm tra chất lượng các công ty kiểm toán được thực hiện bởi Hội nghề nghiệp (NCS. ThS Phan Thanh Hải, 2010). UBCKNN VN còn thiếu một cơ quan có chức năng tương tự PCAOB. Áp dụng mô hình này có thể tăng giúp tăng tính giám sát của UBCKNN VN trong hoạt động kế toán BCTC của các doanh nghiệp niêm yết.
Bốn là, để các quy định được thực hiện một các nghiêm túc cần có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan quản lý. Tăng cường tính giám sát bằng cách ban hành các văn bản nhằm nâng cao vai trò, phân định rõ trách nhiệm của UBCKNN VN, Sở giao dịch chứng khoán trong quá trình giám sát hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết. Có như vậy các doanh nghiệp niêm yết mới có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện một cách nghiêm túc.
5.2.1.2 Nâng cao chất lượng Luật kế toán, nguồn nhân lực kế toán
Nâng cao chất lượng Luật kế toán
Theo phân tích của các chuyên gia đến từ Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Ban Pháp chế của VCCI thì Luật Kế toán hiện hành đang bộc lộ rõ hai bất cập lớn (Báo Kiểm toán số 21/2013). Thứ nhất, các nguyên tắc và nội dung quy định về kế toán chủ yếu mới phù hợp với từng đơn vị kế toán riêng lẻ, trong khi nền kinh tế thị trường đã phát triển khá mạnh, theo đó các hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết đa dạng, đa chiều, đa ngành, nhiều thành phần, mà các quy định trong Luật Kế toán tỏ ra chưa đủ cơ sở pháp lý cho quản lý, chưa đủ chế tài, thiếu các quy định bắt buộc thiết kế hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán hiệu quả. Các quy định pháp lý về quyền hạn, trách nhiệm trước pháp luật của người làm kế toán, của từng cấp quản lý công tác kế toán không còn phù hợp. Thứ hai, trong bộ máy quản lý hiện nay không còn hệ thống tổ chức quản lý tài chính kế toán theo ngành kinh tế như trước, dẫn đến thiếu việc tuyên truyền, phổ biến, thiếu
sự kiểm tra, kiểm soát cả về thực hiện kế toán và quản lý tài chính, dẫn đến pháp luật về kế toán không chắc chắn đến được người thực hiện. Vai trò và chức năng, nhiệm vụ của người làm kế toán vẫn bị coi nhẹ, kể cả ở khu vực doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước nắm cổ phần chi phối…(Báo Kiểm toán số 21/2013). Do những thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, chính sách của Nhà nước và yêu cầu hội nhập, mở cửa theo kinh tế thị trường đã đến thời điểm cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới Luật Kế toán.
Quan điểm của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán: Đảm bảo phù hợp với cam kết WTO và Chiến lược phát triển kế toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (vừa được Chính phủ phê duyệt ngày 18/03/2013), trước hết là yêu cầu công khai, minh bạch hệ thống thông tin về kinh tế, tài chính, trong đó đặc biệt là thông tin, số liệu do kế toán cung cấp và được kiểm toán xác nhận (Bộ Tài Chính, 2013). Trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán