5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.4.2 Lợi nhuận tăng sau kiểm toán
Mặc dù đa số các công ty niêm yết có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận so với thực tế qua thủ thuật giảm các khoản mục chi phí, mục đích để làm đẹp BCTC, thu hút vốn đầu tư, thì ở khía cạnh còn lại cũng có những công ty vì mục đích riêng tư nào đó lại có kết quả kiểm toán ngược lại, lợi nhuận sau kiểm toán cao hơn trước kiểm toán. Mặc dù không tìm được tài liệu nào nói về khía cạnh này, tác giả vẫn cho rằng với tần suất và mức độ sai lệch lớn như sẽ chỉ ra dưới đây, thì ngoài những sai lệch do sai sót sẽ có cả những gian lận mà doanh nghiệp chủđộng giảm lợi nhuận, giảm thuế phải nộp, tùy vào mục đích và tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp tại thời điểm đó. Do giới hạn đề tài cũng như giới hạn về mặt số liệu, tác giả chỉ xin đưa ra mức độ cũng như tần suất điều chỉnh trong phần này, đồng thời chỉ ra các khoản mục dẫn đến sai lệch.
Lợi nhuận giảm sau kiểm toán phải kể đến đầu tiên là công ty CP Đầu tư Địa ốc An Khang với mức độ chênh lệch lợi nhuận trước thuế là -47.48%, nguyên nhân được công ty giải trình là do hạch toán chi phí lãi vay trích trước không hợp lí, chi phí lãi vay hạch toán nhầm, ghi chép các chi phí khác phát sinh khi chưa đủ điều kiện ghi nhận, các khoản thu nhập do chênh lệch tỷ giá không được ghi nhận... Bên cạnh các sai lệch trên cũng có những sai lệch do các khoản chi phí không được công ty ghi chép gồm: chi phí kiểm toán trích trước, chi phí phát hành trái phiếu trích trước, chi phí mua ngoài... Tuy nhiên các chi phí ghi nhận thiếu này nhỏ hơn các khoản đã được ghi nhận khống bên trên, do vậy kết quả cuối cùng ảnh hưởng tăng lợi nhuận kinh doanh 3,441,737,647 đồng.
Nhóm chênh lệch cao tiếp theo là công ty Cổ phần Xây dựng số 3 sai lệch -33.70%, Ccông ty Cổ phần Than Núi Béo - Vinacomin là -20.42%. Tuy nhiên các BCTC trên đã được điều chỉnh theo ý kiến kiểm toán và vẫn nhận được ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên. Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc có tỷ lệ chênh lệch kiểm toán năm 2011 là -20.18%, kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ do các hạn chế trong phạm vi kiểm toán, ví dụ như: Khoản tiền thu của nhà đầu tư thuê đất tại Khu công nghiệp Châu Sơn, tỉnh Hà Nam (phát sinh từ năm 2010) và tại Khu Công nghiệp Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc (phát sinh từ năm 2011) được Công ty tách làm 2 phần: Phí san nền đối với phần diện tích đất nhà đầu tư thuê và phí sử dụng cơ sở hạ tầng. Công ty đã ghi nhận phần phí san nền vào doanh thu trong kỳ ngay khi hợp đồng thuê có hiệu lực; phần phí sử dụng cơ sở hạ tầng được Công ty phân bổ vào doanh thu hàng năm trên cơ sở thời gian thuê đất. Kiểm toán viên không thểđánh giá được sự hợp lý và cơ sở tách thành hai phần phí nói trên cũng như ảnh hưởng đến doanh thu ghi nhận cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011. Mặt khác, cũng không thểđánh giá được liệu Công ty có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hay không từ việc ghi nhận ngay một lần phí san nền này vào doanh thu. Bên cạnh đó, trong năm 2011, có sự không thống nhất về chính sách kế toán ghi nhận doanh thu giữa Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh phúc (Công ty mẹ) và Công ty TNHH MTV VPID Hà Nam (Công ty con). Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính của công ty con này không được điều chỉnh để chính sách kế toán được áp dụng tại công ty và công ty con được giống nhau. Kiểm toán viên không đánh giá được ảnh hưởng của vấn đề này đến báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính hợp nhất kết thúc ngày 31/12/2011