5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.2.4 Khả năng sinh lời trên Tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on total assets), là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các doanh nghiệp có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành nghề kinh doanh.
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu, cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Kreutzfeldt và Wallace (1986); S.Persons (1995) sử dụng biến ROA để nghiên cứu và đều cho thấy rằng nó có tác động mạnh đến khả năng gian lận BCTC của doanh nghiệp. ROA được tính như sau:
ROA =
Lợi nhuận thuần
*100 Tổng tài sản
Tương tự như biến chỉ số đòn bẩy tài chính, số liệu dùng để tính chỉ số này lấy từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán sau kiểm toán.
3.1.2.5 Biến quy mô công ty
Biến quy mô doanh nghiệp được sử dụng trong nhiều nghiên cứu, Atiase (1985), Bamber (1987), Llorente, Michaely, S.Person (1995), Wright (1997), Saar và Wang (2002) đều cho thấy biến quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến gian lận báo cáo tài chính hay khả năng điều chỉnh kiểm toán của kiểm toán viên. Có nhiều yếu tốđể xác định quy mô một doanh nghiệp là lớn hay nhỏ, như tổng tài sản, số lao động, tổng doanh thu...Các nghiên cứu trên đa số sử dụng giá trị sổ sách của tài sản vào cuối năm tài chính trên bảng CĐKT. Nghiên cứu này cũng sử dụng Logarit tự nhiên của giá trị sổ sách tổng tài sản đại diện cho biến quy mô doanh nghiệp.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Mẫu công ty nghiên cứu
điều chỉnh của kiểm toán viên là một mảng đề tài rộng đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ nhiều năm, với rất nhiều hướng đi khác nhau, tìm ra nhiều nhân tố tác động. Chính vì tính rộng mở của mảng đề tài này, nên mỗi nghiên cứu trước đây đều có các cách thu thập số liệu và xử lí số liệu khác nhau tùy thuộc vào mục đích của nghiên cứu. Kinney và Martin (1994) khi nghiên cứu mức độ sai lệch kết quả BCTC sau khi có kiểm toán thì sử dụng 9 bộ dữ liệu liên quan đến 7.100 điều chỉnh kiểm toán của hơn 1,500 cuộc kiểm toán qua hơn 16 năm từ 1975 đến 1988. Cũng sử dụng phương pháp phân tích này, Richard và Wallace (1986) sử dụng 260 hồ sơ kiểm toán được lựa chọn từ 13 văn phòng lớn nhất nước Mỹ của Arthur Andersen. Gần đây, Joe, Arnold Wright, and Sally Wright (2011) đã sử dụng 458 bút toán dự kiến điều chỉnh tập hợp được từ 163 bộ hồ sơ kiểm toán trong năm 2002 bởi một công ty Big 4 để nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến khả năng các dự kiến điều chỉnh trên được loại bỏ.
Nghiên cứu về áp lực khách hàng và nhiệm kì kiểm toán viên ảnh hưởng đến điều chỉnh kiểm toán, Jackson và cộng sự (2011) thiết kế bảng câu hỏi và gửi tới 1.200 kiểm toán viên hành nghề, tuy nhiên số thư hợp lệ nhận được chỉ có 149 thư. Tương tự, phương pháp thu thập số liệu bằng việc thiết kế bảng câu hỏi được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đó, ví dụ năm 2003 M.Iyer và V.Rama nghiên cứu về sự kì vọng của khách hàng ảnh hưởng đến điều chỉnh kiểm toán, bằng cách gửi bảng câu hỏi tới 700 người trong danh sách được chọn, họ là các kiểm toán viên hành nghề chuyên nghiệp, và thu được 124 câu trả lời phục vụ cho nghiên cứu.
Sử dụng BCTC niêm yết trên sàn chứng khoán cũng là một phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện cho các đề tài khác, ví dụ nghiên cứu về mức độ thuyết minh BCTC Cooke (1989), Buzby (1975), Marston và Robson (1997), Singhvi (1968)... (Nguyễn Thị Thu Nguyệt, 2011). Nhận thấy tính hợp lí của các số liệu thu thập được từ BCTC niêm yết trên sàn chứng khoán với hướng nghiên cứu của đề tài, tác giả chọn cách thu thập số liệu như dưới đây.
Mẫu trong nghiên cứu của tác giả là những công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX, các công ty không niêm yết không thuộc phạm vi nghiên cứu, các công ty niêm yết trên các sàn OTC, UPCOM hay các sàn khác không có trong mẫu nghiên cứu. Số liệu cần thu thập là các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo tài chính chưa kiểm toán. Trang điện tử http://cafef.vn hiện là trang duy nhất có số liệu các BCTC quý 4 (có phần lũy kế cả năm) chưa kiểm toán, và BCTC cả năm sau kiểm toán mà có thể thu thập số liệu tương đối đủ cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong một số năm gần đây, một số đề tài nghiên cứu khoa học cũng lấy số liệu BCTC trên trang này. Để tăng độ tin cậy, tác giả chỉ sử dụng các báo cáo tài chính được công bố dưới dạng file pdf có đầy đủ chữ kí.
Kết hợp sử dụng trang điện tử http://vinacorp.vn để thống kê, đầu năm 2013, sàn HOSE có 326 công ty niêm yết, sàn HNX có 407 công ty niêm yết, tổng 2 sàn là 733 công ty theo dữ liệu ngày 15/7/2013. Trong đó có 7 công ty bảo hiểm, 24 công ty chứng khoán, 5 quỹ đầu tư và 9 ngân hàng. Những công ty tài chính sẽ bị loại khỏi mẫu vì đặc điểm của chúng là số liệu lớn hơn hẳn các công ty khác. Do đó, số mẫu còn lại là 688 công ty. Trong quá trình tải số liệu BCTC năm 2012, tác giả nhận thấy xác suất các công ty phải loại bỏ vì không đầy đủ thông tin là cao, do đó tác giả lấy thêm BCTC năm 2011 để mẫu nghiên cứu lớn hơn. Thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản lấy 172 công ty (tỉ lệ 25%).
Tuy có tên trên sàn niêm yết, nhưng một số công ty có BCTC sau kiểm toán mà không có BCTC quý IV/lũy kế cả năm và có thể ngược lại, một số công ty có số liệu sau tính toán quá khác biệt với mẫu, ví dụ tỷ số nợ lớn hơn 1(vốn chủ sở hữu âm) hoặc mức độ chênh lệch kiểm toán hơn 100%, các công ty này sẽ bị loại khỏi mẫu. Điều này dựa trên giảđịnh rằng đây những công ty là những công ty mới thành lập, mới cổ phần hóa hoặc không hoạt động liên tục. BCTC của những công ty này sẽ có những đặc điểm rất khác biệt và không thể sử dụng cho mẫu nghiên cứu. Một số công ty có đầy đủ BCTC trước kiểm toán và sau kiểm toán, tuy nhiên dữ liệu tải lên lại không đầy đủ, thiếu trang, hoặc quá mờ, hoặc để mật khẩu cho file nên không cung cấp đủ thông tin nghiên cứu. Mẫu cuối cùng còn lại là 129 công ty.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Trước tiên, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tách các nhóm biểu hiện của biến điều chỉnh lợi nhuận và tài sản. Để có cái nhìn rõ hơn về mẫu nghiên cứu, tác giả tiếp tục mô tả chi tiết tỷ lệđiều chỉnh lợi nhuận và tài sản của một số doanh nghiệp điển hình (có mức điều chỉnh cao), sử dụng thêm các văn bản giải trình của doanh nghiệp đó để chỉ ra một số điểm đáng lưu ý. Sau đó tác giả tiếp tục phân tách mẫu nghiên cứu theo các biến định tính và đinh lượng được cho là có khả năng ảnh hưởng đến mức độ điều chỉnh lợi nhuận.
Cuối cùng, các phép kiểm định được sử dụng để xem kết quả nhận định trên mẫu có đủ mạnh để thuyết phục rằng nó cũng đúng cho tổng thể hay không.
Việc lựa chọn mô hình phân tích tương quan hai biến nào để kiểm tra mối quan hệ trong giả thuyết phù thuộc vào hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là bản chất của giả thuyết sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại kiểm định được sử dụng là kiểm định mối liên hệ hay kiểm định sự khác biệt. Yếu tố thứ hai là các giả định để thực hiện kiểm định tham số có được thỏa mãn không? Nếu các giảđịnh được thỏa mãn thì kiểm định tham số được thực hiện vì nó là một công cụ rất mạnh. Ngược lại, nếu các giảđịnh bị vi phạm thì lúc này phải nhờđến những thủ tục đòi hỏi những giảđịnh ít nghiêm ngặt hơn đó là kiểm định phi tham số.
3.2.2.1 Kiểm định Chi - bình phương
Khi hai yếu tố nghiên cứu đều là biến định danh, thì kiểm định Chi - bình phương được sử dụng phổ biến, kiểm định này cho biết có tồn tại mối liên hệ giữa hai biến trong tổng thể hay không, tuy nhiên nó không cho biết độ mạnh của mối liên hệ này. Kiểm định Chi - bình phương được tác giả dử dụng để xem xét mối liên hệ giữa 2 biến đinh danh - kiêm nhiệm và công ty kiểm toán với biến điều chỉnh lợi nhuận.
Công cụ SPSS hỗ trợ chúng ta thực hiện kiểm đinh nhanh gọn, sử dụng giá trị P-value trong bảng Chi-square test để các định kết quả nghiên cứu. P-value là xác suất phạm sai lầm
loại I, nghĩa là xác suất loại bỏ giả thiết ܪ, như vậy nó có cùng ý nghĩa với mức ý nghĩa ∝ . Xác suất này càng cao cho thấy hậu quả của việc phạm sai lầm khi bác bỏ giả thuyết ܪ càng nghiêm trọng và ngược lại.
Biến Kiêm nhiệm
Để kiểm định giả thiết về mối liên hệ giữa biến kiêm nhiệm và biến điều chỉnh lợi nhuận ta đặt giả thuyết:
ܪ : Sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc không có liên hệ với sự điều chỉnh lợi nhuận
Biến công ty kiểm toán
Để kiểm định giả thiết về mối liên hệ giữa biến công ty kiểm toán và biến điều chỉnh lợi nhuận ta đặt giả thuyết:
ܪ: Công ty kiểm toán không có liên hệ với sựđiều chỉnh lợi nhuận
3.2.2.2 Kiểm định phương sai (ANOVA)
Cũng là kiểm định giá trị trung bình giữa các nhóm trong tổng thể, khi các nhóm được phân chia dựa vào một biến định danh có nhiều hơn 2 biểu hiện (ví dụ như biến điều chỉnh lợi nhuận có 3 biểu hiện), ta vẫn có thể sử dụng kiểm định T trên lần lượt với các cặp so sánh, tuy nhiên mỗi lần thực hiện kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau cho từng cặp như vậy ta chấp nhận một khả năng phạm sai lầm 5% hoặc hơn thế (tùy vào độ tin cậy ta mong muốn), như vậy khả năng phạm sai lầm sẽ cao lên theo số lần thực hiện kiểm định.
Do đó, phù hợp với các biến của nghiên cứu, tác giả dùng kiểm định phương sai một yếu tố (One - Way ANOVA) cho tất cả các nhóm mẫu cùng một lúc với độ tin cậy mong muốn là 90% hoặc 95%. Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm định này phải đảm bảo một số giả định sau:
Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn đểđược xem xét như tiệm cận phân phối chuẩn
Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất
Nếu giả định tổng thể có phân phối chuẩn với phương sai bằng nhau không được thỏa mãn thì kiểm đinh phi tham số Kruskal – Wallis sẽ là giải pháp thay thế cho ANOVA.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 MÔ TẢ CHUNG VỀ MẪU ĐIỀU TRA 4.1.1 Xu hướng điều chỉnh lợi nhuận
Như đã trình bày ở trên, điều chỉnh lợi nhuận trước thuế được coi là trọng yếu ở mức 5%, do đó những điều chỉnh nhỏ hơn -5% được coi là điều chỉnh âm, từ -5% đến 5% được coi là không trọng yếu, lớn hơn 5% là điều chỉnh dương. Mẫu nghiên cứu gồm có 132 BCTC, theo đó có 11 BCTC điều chỉnh âm chiếm 8.3% (lợi nhuận trước kiểm toán nhỏ hơn lợi nhuận sau kiểm toán), 24 BCTC điều chỉnh dương (lợi nhuận trước kiểm toán lớn hơn lợi nhuận sau kiểm toán) chiếm 18.2% chứng tỏ xu hướng thổi phồng lợi nhuận là áp đảo hơn, còn lại 97 trường hợp được xác định là điều chỉnh không trọng yếu, chiếm 73.5%.
Bảng 4.1: Điều chỉnh lợi nhuận Tần số Phần trăm Phần trăm cộng dồn Điều chỉnh âm 11 8.3 8.3 Không trọng yếu 97 73.5 81.8 Điều chỉnh dương 24 18.2 100 Tổng 132 100
Tuy nhiên khi kết hợp với phụ lục 1 ta thấy trong 97 trường hợp được xác định là điều chỉnh không trọng yếu ở trên chỉ có 30 BCTC không có điều chỉnh kiểm toán (tỷ lệ chênh lệch là 0%) chiếm 22.7%, điều này có nghĩa là 77.3% BCTC trong mẫu có sự sai lệch kiểm toán viên phát hiện được. Trong đó, mức độ chênh lệch dương lớn nhất là xấp xỉ 44%, mức độ chênh lệch âm lớn nhất là gần - 48%.
4.1.2 Xu hướng điều chỉnh Tài sản
Điều chỉnh tài sản được coi là trọng yếu ở mức 1%, do đó những điều chỉnh nhỏ hơn - 1% được coi là điều chỉnh âm, từ -1% đến 1% được coi là không trọng yếu, lớn hơn 1% là điều chỉnh dương. Với mẫu nghiên cứu, ta có kết quả mô tảở bảng 4.2:
Bảng 4.2 : Điều chỉnh tài sản Tần số Phần trăm Phần trăm cộng dồn Điều chỉnh âm 14 10.6 10.6 Không trọng yếu 106 80.3 90.9 Điều chỉnh dương 12 9.1 100 Tổng 132 100
Có 14 BCTC điều chỉnh âm, chiếm 10.6%, 12 BCTC điều chỉnh dương chiếm 9.1%, và 106 BCTC được coi là có điều chỉnh không trọng yếu. Như vậy sai lệch dẫn đến tăng tài sản sau kiểm toán và giảm tài sản sau kiểm toán là gần như không khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, kết quảở phụ lục 2 cho thấy mức độ chênh lệch âm lớn nhất là xấp xỉ -18%, lớn hơn gấp 3 lần mức độ chênh lệch dương lớn nhất là gần 6%. Bên cạnh đó, có 32 trường hợp tỷ lệ chênh lệch là 0% tương đương 24.2%, như vậy 75.8% còn lại là BCTC có sai lệch giá trị tài sản trước và sau kiểm toán. Nguyên nhân dẫn đến sai lệch kiểm toán trên sẽđược trình bày rõ hơn trong phần dưới đây.
4.2 Mô tả xu hướng điều chỉnh theo đặc điểm của doanh nghiệp 4.2.1 Đặc điểm kiêm nhiệm và công ty kiểm toán
Đặc điểm kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc
Mẫu nghiên cứu lúc này còn lại 130 trường hợp, do có 2 giá trị bị bỏ trống, theo bảng trên ta thấy số doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm giữa tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT là 42
doanh nghiệp chiếm 32.3%, còn lại 88 doanh nghiệp không có sự kiêm nhiệm, chiếm 67.7%, như vậy có thể nói tại Việt Nam, vẫn có gần 1/3 số doanh nghiệp chưa có HĐQT độc lập, mặc dù chưa xét đến số lượng thành viên độc lập trong HĐQT theo quy định.
Nghiên cứu sâu hơn ta thấy, trong số các doanh nghiệp không có sự kiêm nhiệm, có 8 doanh nghiệp có tỷ lệ điều chỉnh âm (lợi nhuận tăng sau kiểm toán) chiếm 9.1%, 62 doanh nghiệp tỷ lệ điều chỉnh bằng 0 hoặc mức điều chỉnh không trọng yếu chiếm 70.5%, còn lại 18 trường hợp điều chỉnh dương (lợi nhuận giảm sau kiểm toán) chiếm xấp xỉ 20.5%. Trong trường hợp này ta thấy được rõ xu hướng thổi phồng lợi nhuận của doanh nghiệp, vì tỷ lệ điều chỉnh dương gấp 2.25 (20.5/9.1) lần tỷ lệđiều chỉnh âm. Tiếp tục phân tích trường hợp còn lại là khi có sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, thì tỷ lệđiều chỉnh dương (lợi nhuận bị giảm sau kiểm toán/doanh nghiệp thổi phồng lợi nhuận) là 11.9%, gấp xấp xỉ 2.5 (11.9/4.8) lần trường hợp điều chỉnh âm (lợi nhuận tăng sau kiểm toán). Do đó, sơ bộ ta có thể thấy, một HĐQT độc lập hơn thì xu hướng thổi phồng lợi nhuận là ít hơn, mặc dù tỷ lệ chênh lệch là chưa cao. Phân tích này cũng ủng hộ cho các nghiên cứu trước đây trên thế giới và đã được tác giả trình bày trong chương 1.
Bảng 4.3 : Điều chỉnh lợi nhuận chia theo nhóm biến kiêm nhiệm Kiêm nhiệm Tổng