5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.4.1 Lợi nhuận giảm sau kiểm toán
Cụ thể, doanh nghiệp được cho là thổi phồng lợi nhuận nhiều nhất trong mẫu là công ty CTCP Xây dựng số 11 (V11) có số liệu báo cáo lệch so với số liệu kiểm toán là 44.02%. Ở BCTC này, số liệu sau kiểm toán tuy có được điều chỉnh song kiểm toán viên vẫn không thể đưa ra ý kiến đánh giá của mình, đồng thời nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty trong thời gian tới do kiểm toán không thể thu thập được các bằng chứng chắc chắn về tình hình hoạt động liên tục của công ty do các yếu tố đảm bảo về khả năng hoạt động liên tục của V11 phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài mà không phục thuộc vào sự kiểm soát của công ty. Ví dụ như: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được ghi nhận khi có chứng từ phát sinh và được thanh quyết toán khi công trình hoàn thành bàn giao với các đội trưởng, chủ nhiệm công trình mà ở V11, tại thời điểm 31/12/2011 khoản nợ phải thu, phải trả cho các đội trưởng, chủ nhiệm công trình đang trình bày tại khoản “tạm ứng” và “phải trả người bán” chưa được đối chiếu và các công trình vẫn đang trong quá trình quyết toán với chủđầu tư. Điều này có thể dẫn đến việc công ty có thể phải ghi nhận khoản lỗ trong tương lai hay không, phục thuộc vào kết quả xác nhận công nợ cũng như giá trị quyết toán được các bên có thẩm quyền phê duyệt.
Tiếp theo đó, công ty CP Khai khoáng và Cơ khí Hữu Nghị Vĩnh Sinh (MAX) với mức chênh lệch kiểm toán 42.16% (Phụ lục 1), mức lợi nhuận trước kiểm toán năm 2012 là 1,028,202,406 đồng, sau khi kiểm toán còn 723,293,314 đồng. Doanh nghiệp tiếp theo có mức chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán khá cao là Công ty Cổ phần Nam Việt (NAV) với mức chênh lệch là 35.07%, mức lợi nhuận trước kiểm toán là 6,634,871,450 và sau kiểm toán là 4,912,320,937. Mức chênh lệch khá lớn này Công ty CP Khai khoáng và Cơ khí Hữu Nghị Vĩnh Sinh phát sinh từ sai lệch giá vốn, ngược lại ở công ty Công ty CP Nam Việt thì sai lệch ở hầu hết các khoản mục trên BCTC như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác, chi phí quản lí doanh nghiệp. Tuy nhiên hai công ty đã có những bút toán điều chỉnh lại theo ý kiến của kiểm toán viên, do đó kiểm toán
viên vẫn đưa ra ý kiến đánh giá đây là BCTC trung thực hợp lí trên các khía cạnh trọng yếu. Doanh nghiệp có mức chênh lệch kiểm toán lớn thứ 4 trong mẫu nghiên cứu là Công ty cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam với 30.04%, ý kiến kiểm toán viên cho rằng công ty có một khoản nợ phải thu quá hạn đã không được trích lập dự phòng, dẫn đến giá trị tài sản và lợi nhuận cao hơn thực tế, sau đó công ty đã có báo cáo giải trình lên Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về vấn đề trên.
Tiếp theo, báo cáo có mức chênh lệch kiểm toán 24.54% là BCTC hợp nhất của Công tyCổ phần Xây dựng số 5. Theo văn bản giải trình của công ty, sai lệch trên có nguồn gốc từ BCTC công ty mẹ, kiểm toán yêu cầu công ty ghi tăng giá vốn do trước đó một số khoản chi phí giá vốn công trình đã được bù trừ trên công nợ nội bộ, bên cạnh đó kiểm toán cũng yêu cầu hoàn nhập một khoản dự phòng phải thu khó đòi của Công trình Nhà máy giấy An Hòa, làm chi phí quản lí doanh nghiệp giảm, cộng gộp các yếu tố lại vẫn dẫn đến một kết quả giảm lợi nhuận trước thuế trên BCTC hợp nhất.
Cũng ở mức chênh lệch kiểm toán tương tự, Công ty Cổ phần Khoáng sản Xi măng Cần Thơ có tỷ lệ chênh lệch trên báo cáo hợp nhất là 24.47%. Điều đáng nói ở đây là mức sai lệch được kiểm toán phát hiện ở cả công ty mẹ và 3/6 công ty con của nó. Tổng chênh lệch kiểm toán theo giá trị tuyệt đối là 1.970.531.790 đồng bao gồm nhiều khoản mục khác nhau như: Công ty CP Khoáng Sản Và Xi Măng Cần Thơ (Công ty mẹ) thiếu trích lập dự phòng phải thu khó đòi, chi phí lãi vay và chi phí quản lý; Công ty CP Bất Động Sản Cantcimex (Công ty con) điều chỉnh tiền nộp phạt thuế, kết chuyển thiếu chi phí lương, BHXH nhân viên quản lý; Công ty CP Khoáng Sản Lộc Tài Nguyên (Công ty con) phải điều chỉnh tăng chi phí quản lý; Công ty TNHH MTV Xi Măng Cần Thơ - Hậu Giang (Công ty con) điều chỉnh chi phí khấu hao tài sản và chi phí quản lý. Các điều chỉnh trên tất cảđều dẫn đến một kết quả lợi nhuận sau kiểm toán giảm, chứng tỏ doanh nghiệp chủ động thổi phồng lợi nhuận một cách đồng bộ và có hệ thống.
Cùng trong nhóm có mức chênh lệch kiểm toán tương đối cao trên 20%, Công ty CP Thủy sản Gentraco là 21.36%. Tương tự, với chênh lệch 21.32%, tại báo cáo giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Công ty CP Sông Đà (S64) có đưa ra một số khoản mục được kiểm toán phát hiện và điều chỉnh liên quan đến các khoản dự phòng phải thu khó đòi, khấu hao tài sản cốđịnh dẫn tới giảm lợi nhuận sau kiểm toán của công ty năm 2011.