Nâng cao vai trò giám sát BCTC của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM.PDF (Trang 66)

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

5.2.1.1 Nâng cao vai trò giám sát BCTC của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước

(UBCKNN VN)

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ chênh lệch kiểm toán còn khá cao, nhóm các công ty có chênh lệch tuyệt đối ở mức cao đều xấp xỉ 50% (cả chênh lệch âm và dương), mặc dù mẫu nghiên cứu đã cố ý bỏđi những chênh lệch cao đột biến. Điều này cho thấy các tổ chức giám sát TTCK hoạt động chưa thật sự hữu hiệu.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc lực lượng giám sát còn thiếu hoặc thiếu các quy định xử phạt cho các vi phạm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến việc đánh giá tính tuân thủ của BCTC cũng như của các công ty kiểm toán BCTC. Nếu như những năm trước, chênh lệch BCTC của doanh nghiệp trước và sau kiểm toán chỉ vài trường hợp, gần đây số lượng các doanh nghiệp phải giải trình sau khi có BCTC kiểm toán ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có doanh nghiệp niêm yết hoặc lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết nào bị phạt vì lý do bất nhất số liệu trước và sau kiểm toán. Trừ trường hợp doanh nghiệp bị thua lỗ thì bị đưa vào diện cảnh báo, các trường hợp còn lại đều dừng ở mức yêu cầu giải trình và sau giải trình mọi chuyện lại không có gì thay đổi. Giải pháp đặt ra cho vấn đề này là nâng cao vai trò giám sát BCTC của UBCKNN VN.

Một là, hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin trong BCTC. Trong đó, cần bổ sung thêm các quy định chi tiết về yêu cầu tính chính xác của thông tin trên BCTC và xử phạt vi phạm rõ ràng. Tổng thư ký Hiệp hội Các Nhà đầu tư Tài chính (VAFI), ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, chênh lệch tại BCTC trước và sau kiểm toán của doanh nghiệp có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng vấn đề là các nguyên nhân này lẫn lộn nhau, nhà đầu tư thường không phân biệt được. Thực tế, để giảm bớt tình trạng này, UBCKNN đã có những quy định như buộc doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện soát xét BCTC bán niên (thực hiện từ năm 2010), hay sắp tới sẽ buộc kiểm toán viên phải có giải trình trước ĐHCĐ về những sự sai lệch, nếu có, trong BCTC của doanh nghiệp mình kiểm toán.

Hai là, tăng cường công tác thanh tra, xử lý vi phạm liên quan đến tính minh bạch và trung thực của thông tin BCTC của các doanh nghiệp niêm yết. Việc xử phạt cần khắt khe và có tính răn đe hơn, đồng thời tăng mức chế tài đối với các hành vi vi phạm.

Ba là, tăng cường kiểm soát chất lượng kế toán - kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết thông qua thành lập tổ chức chuyên về kiểm soát hoạt động kế toán - kiểm toán. Xem xét Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ (SEC), trong cơ cấu có một tổ chức liên quan đến kiểm soát hoạt động kế toán - kiểm toán từ bên ngoài đó là Ủy ban Giám sát hoạt động kế

toán các công ty niêm yết (Public Company Accounting Oversight Board - PCAOB). Ủy ban này chịu trách nhiệm kiểm tra các công ty kiểm toán cho các công ty niêm yết. Hoạt động của PCAOB hoàn toàn độc lập và là một cấp độ kiểm soát chéo đối với hoạt động kiểm tra chất lượng các công ty kiểm toán được thực hiện bởi Hội nghề nghiệp (NCS. ThS Phan Thanh Hải, 2010). UBCKNN VN còn thiếu một cơ quan có chức năng tương tự PCAOB. Áp dụng mô hình này có thể tăng giúp tăng tính giám sát của UBCKNN VN trong hoạt động kế toán BCTC của các doanh nghiệp niêm yết.

Bốn là, để các quy định được thực hiện một các nghiêm túc cần có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan quản lý. Tăng cường tính giám sát bằng cách ban hành các văn bản nhằm nâng cao vai trò, phân định rõ trách nhiệm của UBCKNN VN, Sở giao dịch chứng khoán trong quá trình giám sát hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết. Có như vậy các doanh nghiệp niêm yết mới có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện một cách nghiêm túc.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM.PDF (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)