Nâng cao chất lượng Luật kế toán, nguồn nhân lực kế toán

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM.PDF (Trang 68)

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

5.2.1.2 Nâng cao chất lượng Luật kế toán, nguồn nhân lực kế toán

Nâng cao cht lượng Lut kế toán

Theo phân tích của các chuyên gia đến từ Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Ban Pháp chế của VCCI thì Luật Kế toán hiện hành đang bộc lộ rõ hai bất cập lớn (Báo Kiểm toán số 21/2013). Thứ nhất, các nguyên tắc và nội dung quy định về kế toán chủ yếu mới phù hợp với từng đơn vị kế toán riêng lẻ, trong khi nền kinh tế thị trường đã phát triển khá mạnh, theo đó các hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết đa dạng, đa chiều, đa ngành, nhiều thành phần, mà các quy định trong Luật Kế toán tỏ ra chưa đủ cơ sở pháp lý cho quản lý, chưa đủ chế tài, thiếu các quy định bắt buộc thiết kế hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán hiệu quả. Các quy định pháp lý về quyền hạn, trách nhiệm trước pháp luật của người làm kế toán, của từng cấp quản lý công tác kế toán không còn phù hợp. Thứ hai, trong bộ máy quản lý hiện nay không còn hệ thống tổ chức quản lý tài chính kế toán theo ngành kinh tế như trước, dẫn đến thiếu việc tuyên truyền, phổ biến, thiếu

sự kiểm tra, kiểm soát cả về thực hiện kế toán và quản lý tài chính, dẫn đến pháp luật về kế toán không chắc chắn đến được người thực hiện. Vai trò và chức năng, nhiệm vụ của người làm kế toán vẫn bị coi nhẹ, kể cả ở khu vực doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước nắm cổ phần chi phối…(Báo Kiểm toán số 21/2013). Do những thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, chính sách của Nhà nước và yêu cầu hội nhập, mở cửa theo kinh tế thị trường đã đến thời điểm cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới Luật Kế toán.

Quan điểm của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán: Đảm bảo phù hợp với cam kết WTO và Chiến lược phát triển kế toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (vừa được Chính phủ phê duyệt ngày 18/03/2013), trước hết là yêu cầu công khai, minh bạch hệ thống thông tin về kinh tế, tài chính, trong đó đặc biệt là thông tin, số liệu do kế toán cung cấp và được kiểm toán xác nhận (Bộ Tài Chính, 2013). Trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, Việt Nam đã cam kết mở cửa gần như hoàn toàn, do đó phải tiếp cận gần nhất với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, với hệ thống thông tin tựđộng liên kết toàn cầu, tiếp cận về tổ chức quản lý, giám sát thực thi pháp luật kế toán. Kế toán phải hướng đến mục tiêu hội nhập quốc tế, được quốc tế thừa nhận. PGS.TS Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán cho rằng (Bộ Tài Chính, 2013), Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung sẽ được xây dựng theo hướng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường đang dần hoàn thiện của Việt Nam. Có 4 điểm đáng chú ý.

Thứ nhất là nguyên tắc “giá thị trường” sẽ phải được nghiên cứu, quy định áp dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể của Việt Nam (Chứ không chỉ áp dụng “Nguyên tắc giá gốc” theo quy định trong Luật Kế toán 2003).

Thứ hai là nâng cao vai trò, vị trí của công tác kế toán nói chung và của Kế toán trưởng nói riêng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước vị thế của Kế toán trưởng sẽ phải được nâng cao hơn, kế toán trưởng sẽ phải được tham gia vào các quyết định tài chính tầm vĩ mô của doanh nghiệp, tập đoàn.

Thứ ba là sẽ nghiên cứu, quy định về sổ sách, chứng từ kế toán, lưu trữ tài liệu kế toán phù hợp với trình độ phát triển công nghệ hiện nay (thay cho phương thức thủ công truyền thống).

Thứ tư là nghiên cứu, quy định phù hợp về nội dung, phương thức, tổ chức quản lý dịch vụ kế toán, thúc đẩy thị trường dịch vụ kế toán phát triển.

Nâng cao cht lượng nhân lc kế toán

Theo kết quả nghiên cứu, từ giải trình của các công ty có tỷ lệ chênh lệch kiểm toán cao nhất trong mẫu như: Công ty CP Khai khoáng và Cơ khí Hữu Nghị Vĩnh Sinh, Công ty CP Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam, Công ty Cổ phần Xây dựng số 5, Công ty Cổ phần Khoáng sản Xi măng Cần Thơ..., ta thấy chênh lệch kiểm toán được phát sinh từ nhiều nguyên nhân như: Khoản nợ phải thu quá hạn đã không được trích lập dự phòng, kết chuyển thiếu chi phí lương, BHXH của nhân viên quản lý, chi phí lãi vay hạch toán nhầm, ghi chép các chi phí khác phát sinh khi chưa đủ điều kiện ghi nhận, các khoản thu nhập do chênh lệch tỷ giá không được ghi nhận ... Các yếu tố trên một phần là gian lận mà người lập BCTC cố ý tạo nên, cũng có một phần không nhỏ là từ những nguyên nhân chủ quan như trình độ nghiệp vụ của người làm kế toán còn yếu kém, thiếu tính trung thực khách quan, cũng như khả năng quan sát, phân tích tổng hợp.

Năm 2010, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) - Hội nghề nghiêp kế toán, kiểm toán quốc tếđã tổ chức diễn đàn giáo dục ACCA Việt Nam với chủđề “Hợp tác hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tài chính - kế toán đáp ứng yêu cầu xã hội”. Theo đó, các vấn đề được các đại biểu đề cập liên quan đến nguồn nhân lực kế toán Việt Nam đó là nhiều doanh nghiệp thời gian qua thường xem nhẹ phát triển trình độ đội ngũ kế toán tài chính. Về phía doanh nghiệp có ý kiến cho rằng chất lượng sinh viên mới tốt nghiệp còn kém, không sử dụng được ngay, để sử dụng được, các doanh nghiệp đã phải tốn kém chi phí và thời gian để đào tạo lại. Giải pháp đặt ra là nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ kế toán. Nghiên cứu đưa ra một sốđề xuất như sau :

Một là, về phía các trường đại học, tổ chức đào tạo nghiệp vụ kế toán cần quan tâm đến chất lượng đầu ra của sinh viên không chỉ về kiến thức chuyên ngành mà còn về kỹ năng, thái độ và đạo đức nghề nghiệp.

Hai là, về phía doanh nghiệp nên hợp tác giúp các trường đào tạo kỹ năng thực hành cho người học. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập, thực tập để sinh viên nắm được cách thực hành nghiệp vụ trong thực tế.

Ba là, về phía hội nghề nghiệp kế toán cần phát huy vai trò của mình trong công tác bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán doanh nghiệp Việt Nam như tổ chức các cuộc hội thảo một cách thường xuyên nhằm hướng dẫn thực hành kế toán đối với các quy định kế toán hiện hành của doanh nghiệp, cập nhật các quy định, chuẩn mực kế toán mới để các cán bộ kế toán của doanh nghiệp có thể tiếp cận, vận dụng chính sách mới một các nhanh nhất.

Bốn là, doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách thu hút, đãi ngộ đối với những lao động giỏi nghiệp vụđáp ứng được yêu cầu thực tiễn kế toán của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM.PDF (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)