5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
5.2.1 Các nhận xét từ kết quả nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau:
Kiểm toán đóng góp một phần quan trọng trong việc hạn chế các sai sót trên BCTC. Với số liệu thống kê mô tả cho thấy có 26.5% doanh nghiệp có chênh lệch kiểm toán về lợi nhuận vượt mức trọng yếu, trong đó doanh nghiệp điều chỉnh tăng lợi nhuận là 18.2%, với tổng số tiền được kiểm toán viên điều chỉnh giảm xuống trong những trường hợp này là 75,205,959,732 đồng. Bên cạnh đó, con số lợi nhuận mà kiểm toán viên điều chỉnh giảm xuống cho toàn bộ mẫu nghiên cứu 132 BCTC lên tới 91,168,004,435 đồng.
Các DN niêm yết thường có khuynh hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận nhiều hơn giảm lợi nhuận. Số liệu cho thấy, chỉ có 11 trường hợp được tìm thấy có sự điều chỉnh giảm lợi nhuận, trong khi đó trường hợp ngược lại là 24. Điều này lưu ý các công ty kiểm toán cần chú ý đến rủi ro khai khống LN của DN niêm yết.
Các yếu tố quản trị công ty có tác động mờ nhạt đến chênh lệch kiểm toán. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy mô hình kiêm nhiệm/không kiêm nhiệm và số lượng thành viên HĐQT không có ảnh hưởng đáng kểđến khả năng sai sót của BCTC. Điều này có nghĩa rằng, Chủ tịch HĐQT chưa thực sự phát huy vai trò trong việc việc soát
xét BCTC của doanh nghiệp.Số lượng thành viên HĐQT cũng không làm tăng tính trung thực và hợp lý của BCTC, điều này chứng tỏ khả năng phản biện lẫn nhau trong HĐQT trước các vấn đề về BCTC là rất yếu.
Công ty kiểm toán không ảnh hưởng đến chênh lệch kiểm toán: Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy không có quan hệ giữa quy mô công ty kiểm toán với tình trạng chênh lệch kiểm toán mà họ phát hiện được. Điều này gợi ý rằng, các công ty kiểm toán Big 4 thường nghiên cứu về khách hàng trước khi kí hợp đồng kiểm toán, do đó chênh lệch kiểm toán được giảm bớt ở mức tối đa.
Quy mô doanh nghiệp không tác động đến tình trạng chênh lệch kiểm toán. Điều này cho thấy các doanh nghiệp lớn chưa có những quan tâm hay đầu tư đúng mức vào công tác kiểm soát BCTC.
Có quan hệ giữa mức sử dụng đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời đến chênh lệch kiểm toán, các công ty có tỷ số nợ cao cũng đồng thời có khả năng sinh lời cao, chứng tỏ nhóm này sử dụng vốn vay có hiệu quả, tuy nhiên những công ty có khả năng sinh lời rất thấp có xu hướng thổi phồng lợi nhuận mạnh mẽ (Bảng 2.6). Như vậy, các doanh nghiệp khi ở những điều kiện tài chính và kinh doanh rất kém, việc “làm đẹp” báo cáo tài chính là chuyện đương nhiên.
Từ kết quả nghiên cứu nhận được, tác giả đưa ra một số giải pháp và đề xuất cho các giải pháp như sau: