5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
5.2.1.4 Nâng cao chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán
Chất lượng không đảm bảo của nhiều công ty kiểm toán đang đặt ra câu hỏi về chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Theo kết quả kiểm soát chất lượng năm 2010 của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) hầu hết các công ty kiểm toán được kiểm tra ít nhiều đều có sai phạm về chuẩn mực kiểm toán. Trong báo cáo gửi Bộ Tài chính, VACPA cho rằng việc một số công ty kiểm toán đã thông qua các báo cáo tài chính có chứa đựng các sai sót cho thấy thiếu sót của kiểm toán viên và Ban Giám đốc công ty kiểm toán trong việc hiểu và áp dụng các chuẩn mực kế toán hiện hành, và hầu hết các sai sót đó có thể là do sự thỏa hiệp dễ dãi giữa KTV, công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán.
Do đó, để nâng cao kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, cần tuân theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, Bộ tài chính vẫn thực hiện chức năng chủ đạo trong việc ban hành và hoàn thiện các văn bản để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán, cũng như giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo thực hiện và phát huy vai trò
quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kiểm toán và phù hợp với xu hướng hiện nay trên thế giới, Tuy vậy, việc tiến hành kiểm soát chất lượng có thể thực hiện bởi Hội nghề nghiệp theo nội dung, nhiệm vụđã được Bộ tài chính chuyển giao.
Thứ hai, nội dung về quy trình kiểm soát chất lượng, sự phối hợp với các tổ chức khác trong kiểm soát chất lượng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế và đồng thời phải học tập kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới, các quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, cũng như sự phối hợp với các tổ chức có liên quan phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với thông lệ của quốc tế.
Thứ ba, nội dung và quy trình kiểm soát chất lượng phải đảm bảo tính khả thi và mang lại hiệu quả cao. Do có sự khác biệt về trình độ và quy mô giữa các công ty kiểm toán, vì vậy nội dung và quy trình kiểm soát chất lượng phải đơn giản, dễ vận dụng vào trong thực tiễn, cần có các hướng dẫn chi tiết. Kiểm soát chất lượng cũng phải được xem xét theo một lộ trình, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý, vừa phù hợp với năng lực của Hội nghề nghiệp.
Trong nỗ lực kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết, hàng loạt văn bản mới đã được ban hành trong thời gian gần đây:
Thông tư 129/2012/TT-BTC ngày 09/08/2012 Quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/09/2012;
Thông tư 150/2012/TT-BTC ngày 12/09/2012 Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên (KTV) đăng ký hành nghề kiểm toán có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013;
Thông tư 202/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 Hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách KTV hành nghề kiểm toán có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2013. KTV đã đăng ký hành nghề năm 2013 trước ngày 01/03/2013 chỉ được ký báo cáo kiểm toán và báo cáo kết quả công tác soát xét đến hết ngày 30/06/2013. Từ ngày 01/07/2013 trở đi, chỉ có các KTV hành nghềđược cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo
quy định tại Thông tư này mới được ký báo cáo kiểm toán và báo cáo kết quả công tác soát xét;
Thông tư 203/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2013;
Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 Ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo đề nghị của Chủ tich Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Vụ Chếđộ kế toán và kiểm toán, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Các chuẩn mực kiểm toán số 1000 “Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành”, Chuẩn mực kiểm toán số 930 “Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính” ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán số 910 “Công tác soát xét báo cáo tài chính”, Chuẩn mực kiểm toán số 920 “Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước” ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi có chuẩn mực mới thay thế.
Một số đề xuất cụ thể liên quan đến việc nâng cao chất lượng kiểm toán của các công ty niêm yết.
Một là, cần tiếp tục ban hành đầy đủ hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các chuẩn mực của Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế, đồng thời hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực phù hợp với thực tế. Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực góp phần tạo cơ sở pháp lý cho các kiểm toán viên trong thực hành kiểm toán được tốt hơn.
Hai là, tổ chức chương trình đào tạo nghiệp vụ riêng cho kiểm toán viên của các công ty kiểm toán. Bổ sung, nâng cao kiến thức của các kiểm toán viên về lĩnh vực tài chính, chứng khoán thông qua các khóa học về chứng khoán và TTCK. Đưa các chương trình đào tạo này vào các trường đại học, trong đó bao gồm các chuẩn mực và thông lệ kế toán - kiểm
toán mới nhất.
Ba là, nâng cao vai trò của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), thông qua việc chuyển giao một số chức năng của Bộ Tài chính như giám sát hoạt động kiểm toán. Hiệp hội cần triển khai áp dụng các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo và kỳ thi kiểm toán viên hành nghề để có thể lựa chọn được những kiểm toán viên giỏi phục vụ cho ngành.
Bốn là, hội nghề nghiệp cần cập nhật các vấn đề mới và đưa ra quan điểm chuyên môn của mình cho các hội viên và thị trường một cách kịp thời hơn để kiểm toán viên có định hướng trong công tác nghề nghiệp.
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỂ XUẤT CHO HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
5.3.1 Hạn chế của đề tài
Hạn chế về mặt số liệu thu thập, hiện tại chưa có một trang chính thống cung cấp số liệu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trước và sau kiểm toán. Các số liệu mà tác giả thu được chỉ dựa trên kinh nghiệm thu thập số liệu của các nghiên cứu trong nước trong thời gian gần đây. Vì chưa chính thống nên số liệu không thống nhất và nhiều thiếu sót. Đây là những hạn chế khách quan không thể khắc phục được tại thời điểm nghiên cứu.
Hạn chế liên quan đến vấn đề chọn mẫu nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu chỉ có thể có được dữ liệu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Do đó, nghiên cứu không thực hiện đánh giá được mức độ chênh lệch kiểm toán của các công ty không niêm yết và những công ty con của các công ty nước ngoài ở Việt Nam.
Hạn chế khi lựa chọn các biến đưa vào phân tích, tác giả chỉ có thể tận dụng những thông tin trên BCTC thể hiện, do đó còn nhiều biến khác có thể ảnh hưởng đến điều chỉnh kiểm toán bị bỏ qua.
năm, do đó chưa thấy rõ biến động của một số biến nghiên cứu qua các năm.
Theo kết quả phân tích thì đặc điểm nghề sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chênh lệch kiểm toán, tuy nhiên trong nghên cứu này lại chưa phân biệt mẫu theo các nghành nghề hoạt động.
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ những hạn chế cụ thể nêu trên, nghiên cứu đưa ra một số hướng cho các nghiên cứu tiếp theo như sau:
Một là, thực hiện thu thập dữ liệu bằng nhiều cách khác nhau như thông tin được công bố trên các phương tiện truyền thông như báo chí, báo mạng, website, so sánh độ chính xác của các thông tin từ những nguồn này. Có thể sử dụng bảng câu hỏi để nghiên cứu thêm một số biến ảnh hưởng khác không thể hiện trên BCTC như sự tham gia của kiểm toán viên trong thời gian trước kiểm toán, thời gian cung cấp dịch vụ kiểm toán, Ủy ban kiểm toán, trình độ ban giám đốc, trình độ HĐQT... Hoặc có thể phát triển theo hướng đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố khác mà nghiên cứu này chưa đề cập như loại hình kinh doanh, tuổi doanh nghiệp.
Hai là, thu thập dữ liệu trong hai hoặc ba năm liên tiếp để phân tích được sự biến động các chỉ sốảnh hưởng đến chênh lệch kiểm toán qua các năm.
Ba là, mở rộng mẫu nghiên cứu như tăng số lượng mẫu trong nghiên cứu và mở rộng sự đa dạng trong mẫu nghiên cứu (bao gồm cả các công ty không niêm yết và các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia...)
1. Chính phủ (2012), Thông tư số 121/2012/TT-BTC Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng.
2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
3. Kiểm toán Nhà nước (2013), Báo Kiểm toán số 21/2013.
4. Nguyễn Thị Thu Nguyệt (2010), Nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ thuyết minh báo cáo tài chính và một số giải pháp đề xuất nhằm tăng tính minh bạch của BCTC.
5. Nguyễn Thiên Tú (2012), Nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2006 -2010 và tỷ số tài chính.
6. Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.
7. Nguyễn Văn Hương (2011), Nguyên nhân nợ xấu dưới góc nhìn từ BCTC doanh nghiệp.
8. Từ Thái Sơn (2007), Nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC của hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
9. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2012), Kiểm toán. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.
10. Vũ Hữu Đức (2010), Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.
1. Andrew J, Srinivasan, Steven A (2003), Audit Committee Characteristics and the Perceived Quality of Financial Reporting: An Empirical Analysis. [online] Available at : <http://ssrn.com/abstract=1694613> [Accesssed 20, May, 2013] 2. Bo Qin (2007), The influence of audit committee financial expertise on earnings
Quality, The IUP Journal of Audit Practice.
3. Benjamin E. and Michael S (2003), Boards of Directors as an Endogenously Determined Institution: A Survey of the Economic Literature. Economic Policy Review, Vol. 9, No. 1
4. Chung, R., Firth M. and Kim J (2003), Auditor conservatism and reported earnings. Accounting and Business Research, Vol. 33. No. 1. pp. 19-32
5. Dr. Obeua, S.Persons, Using Financial Statement Data to Identify Factors Associated with Fraudulent Financial Reporting. Journal of Applied Business Research, Vol 11, No. 3
6. Dan A. Simunic (2011), Auditor Size and Audit Quality Revisited The Importance of Audit Technology. [online] Available at : <http://ssrn.com/abstract=1694613> [Accesssed 20, May, 2013]
7. Georges and Thouraya (2005), Importance of Independence and Financial Knowledge for the Board and the Audit Committee. HEC Montreal Working Paper No. 05-03. [online] Available at : <http://ssrn.com/abstract=730743> [Accesssed 20, May, 2013]
8. Guy D, Randal J, Joseph I (2008), Audit Quality Attributes, Client Size and Cost of Capital. [online] Available at : <http://ssrn.com/abstract=817286> [Accesssed 20, May, 2013]
Available at : <http://ssrn.com/abstract=1011096> [Accesssed 20, May, 2013]
10. Jennifer, Arnold, and Sally (2011), The Impact of Client and Misstatement Characteristics on the Disposition of ProposedAudit Adjustment. Journal of Practice & Theory, Vol. 30, No. 2, pp. 103-124
11. Jere R, Jere R, Michael D. (2012), Office Size of Big 4 Auditors and Client Restatements. [online] Available at: <http://ssrn.com/abstract=2135803> [Accesssed 20, May, 2013]
12. Jane Kennedy, Thomas W (2011), Subordinates as the First Line of Defense Against Biased Financial Reporting. [online] Available at : <http://ssrn.com/abstract=1082884> [Accesssed 20, May, 2013]
13. Kinney, W. R., Jr., and R. D. Martin (1994). Does auditing reduce bias in financial reporting?A review of audit-related adjustment studies. Auditing: A Journal of Practice and Theory Vol. 13, No. 1, pp. 149–56
14. Lisa B (2005), Audit Quality and Risk Differences Among Auditors. [online] Available at : <http://ssrn.com/abstract=700243> [Accesssed 20, May, 2013]
15. Michael C (2004), Agency Costs of Overvalued Equity. Financial Management, Vol. 34, No. 1
16. Michael C., William H (2000), Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure. Journal of Financial Economics, Vol. 3, No. 4
17. Ng, B.T., and H.T. Tan (2003), Effects of Authoritative Guidance Availability and Audit Committee Effectiveness on Auditors’ Judgments in an Auditor-Client Negotiation Context. Journal of the American Accounting Association, Vol. 78.2003, 3, p. 801-818
<http://ssrn.com/abstract=174428> [Accesssed 20, May, 2013]
19. Richard W, Wanda A (1986), Error Characteristics in Audit Populations: Their Profile and Relationship to Environmental Factors. A Journal of practice and theory
20. Richard C, Scott B (2011), The Effects of Prior Auditor Involvement and Client Pressure on Proposed Audit Adjustment. Behavioral Research in Accounting, Vol. 23, No. 2, pp. 117-130
21. Terence Bu, Hun-Tong (2007), Effects of Qualitative Factor Salience, Expressed Client Concern, and Qualitative Materiality Thresholds on Auditors’ Audit Adjustment Decisions. [online] Available at : <http://ssrn.com/abstract=980451> [Accesssed 20, May, 2013] WEBSITE 1. http://www.cfo.vn/forum/viewtopic.php?f=26&t=409 2. http://vacpa.org.vn/index.php?o=modules&n=news&f=news_detail&idnews=2757 &idtype=107 3. http://www.vacpa.org.vn/index.php?o=modules&n=control&f=control_detail&idin fo=2703&idtype=91 4. http://cafef.vn/ 5. http://www.papers.ssrn.com/ 6. http://vinacorp.vn 7. http://www.mof.gov.vn
CT BCTC LN
1 KAC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯĐỊA ỐC KHANG AN 2012 -47.48%
2 VC3 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 - VINACONEX 3 2012 -33.70%
3 NBC CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO - VINACOMIN 2012 -20.42%
4 IDV CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VĨNH PHÚC 2011 -20.18%
5 L62 CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69.2 2012 -13.57%
6
KHL
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN & VẬT LIỆU
XÂY DỰNG HƯNG LONG 2012 -12.90%
7 APP CÔNG TY CS Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN PHỤ GIA VÀ
ẢN XUẤT DẦU MỎ 2012 -12.32%
8 GIL CÔNG TY C XU Ổ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH
ẤT NHẬP KHẨU BÌNH THẠNH 2012 -7.29%
9 ICG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG 2012 -7.15%
10 L14 CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14 2012 -5.64%
11 PAC CÔNG TY CỔ PHẦN PIN ÁC QUY MIỀN NAM 2012 -5.24%
12 GGG CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ GIẢI PHÓNG 2012 -4.89%
13 VBC CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH 2012 -4.70%
14 TAC CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 2012 -3.79%
15 RAL CÔNG TY C R Ổ PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC
ẠNG ĐÔNG 2012 -3.72%
16 PDC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG 2012 -3.55%
17 GHA CÔNG TY CỔ PHẦN HAPACO HẢI ÂU (HASCO) 2009 -3.35%
18 VBH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HÒA 2012 -2.57%
19 HAR
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI
BẤT ĐỘNG SẢN AN DƯƠNG THẢO ĐIỀN 2012 -2.46%
20 TAG CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH 2012 -2.26%
21 MAC CÔNG TY CK Ổ PHẦN CUNG ỨNG VÀ DỊCH VỤ
Ỹ THUẬT HÀNG HẢI (MASERCO) 2012 -2.18%
22 FMC CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA (FIMEX VN) 2012 -2.14%
23 V12 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 2012 -1.83%
24 VC2 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 - VINACONEX 2 2012 -1.76%
25 PDN CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐỒNG NAI 2012 -1.41%
26 PAN CÔNG TY CỔ PHẦN XUYÊN THÁI BÌNH 2012 -1.26%
27 BAS CÔNG TY CỔ PHẦN BASA 2011 -1.13%
28 HAP CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HAPACO 2012 -1.07%
29 DAG CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NHỰA ĐÔNG Á 2012 -0.97%
30 ELC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG 2012 -0.81%