với KSNB:
Nâng cao ý thức của người quản lý rủi ro và các hoạt động kiểm soát
Ý thức của người quản lý cấp cao của PHS về rủi ro đóng vai trò quyết định trong việc tổ chức và thực hiện hệ thống KSNB. Nếu người quản lý ý thức đầy đủ
về rủi ro thì công ty sẽ cố gắng hoàn thiện một hệ thống hoàn chỉnh để kiểm soát những rủi ro đó, ngược lại nếu nhà quản lý không đánh giá đầy đủ các rủi ro hoặc hiểu biết về KSNB yếu thì hệ thống KSNB không thể giúp công ty quản lý hiệu quả
các rủi ro phát sinh.
Bộ máy quản lý cần ý thức rằng rủi ro luôn tồn tại và công ty phải thường xuyên đối mặt vì nó có tác động ảnh hưởng không nhỏđến những rủi ro khác. Ngày nay, PHS chưa có sự chuẩn bị đúng mức đối phó với rủi ro dễ dẫn đến công ty không lường hết được các rủi ro trong tương lai và do đó không thể quản lý hiệu quả. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cấp cao cũng nên chịu trách nhiệm về việc phát triển các chính sách, quy trình và thủ tục để quản lý rủi ro trong tất cả các hoạt
ngoài việc đảm bảo ba mục tiêu thông thường của KSNB mà còn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược và chiến lược thực hiện hơp lý tại PHS.
Tiếp cận rủi ro theo hướng nhìn tổng thể
Để quản lý rủi ro một cách hiệu quả thì trước hết phải nhìn nhận hết tất cả
các rủi ro có thể phát sinh. Ngoài việc phải có một ý thức về rủi ro một cách rõ ràng, PHS cũng cần phải có một phương pháp tiếp cận khoa học. Cách thức truyền thống là xem xét rủi ro theo các sự kiện riêng lẻ, ít quan tâm đến sự liên hệ, tác
động lẫn nhau giữa các sự kiện. Điều này dẫn đến PHS không thể xem xét hết tác
động tổng thể của các rủi ro khi chúng kết hợp lại. Vì vậy, để đánh giá hết sự tác
động của các rủi ro, PHS phải nhìn nhận rủi ro ở cả hai mức độ chi tiết và tổng thể. Sự tiếp cận này bao gốm những vấn đề sau:
+ Xem xét sự tác động của các yếu tố có khả năng làm phát sinh rủi ro. Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến các sự kiện tác động đến việc thực hiện các mục tiêu của công ty. Bằng cách liệt kê các sự kiện theo sự tác động của các yếu tố giúp PHS có thể nhận dạng toàn bộ các sự kiện tiềm tàng.
+ Xem xét sự liên hệ tác động lẫn nhau giữa các sự kiện. Kết hợp theo chiều dọc các sự kiện trong phạm vi công ty và kết hợp theo chiều ngang các sự kiện trong từng bộ phận, có thể nhận biết được mối liên hệ giữa các sự kiện và có những thông tin đầy đủ làm cơ sởđể đánh giá rủi ro. Mặt khác, việc sắp xếp các sự kiện còn giúp PHS đánh giá được những nổ lực của mình trong phạm vi chấp nhận được hay không, trên cơ sởđó sẽđưa ra cách thức phản ứng thích hợp.